Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Phát triển offshore / Check list những trường hợp kiểm thử cơ bản khi test mobile

Check list những trường hợp kiểm thử cơ bản khi test mobile

15/12/2023
22/10/2021
Check list những trường hợp kiểm thử cơ bản khi test mobile

Vai trò của nghiệp vụ test mobile

Theo nghiên cứu mới nhất, 80% người dùng sử dụng mobile để tìm kiếm thông tin, giải trí, liên hệ,... Vì vậy, đối với các nhà phát triển ứng dụng thì việc test mobile app là bước không thể thiết trước khi ra mắt sản phẩm. Để việc kiểm thử diễn ra hiệu quả, tester cần lưu ý tới những trường hợp test được chia sẻ chi tiết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm: Khám phá tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm

Kiểm thử cài đặt app

Kiểm tra cài đặt

  • Kiểm tra phần mềm đã cài đặt vào thiết bị thành công chưa

  • Kiểm tra biểu tượng của app có trong thiết bị không

Kiểm tra update app

Kiểm tra sau khi update app dữ liệu có còn lưu không (VD: tài khoản login không bị out, các dữ liệu đã có hoặc tạo trước đó không bị mất,…)

Kiểm tra gỡ cài đặt

Kiểm tra sau khi gỡ cài đặt ứng dụng thì các phần liên quan tới app còn trong thiết bị không

Kiểm thử cài đặt ứng dụng khi test mobile

Kiểm thử khi khởi động app

Lần khởi động đầu tiên có thể mất thời gian để load dữ liệu cho app.

Lần khởi động sau, thời gian cần để khởi động app nhỏ hơn 5 giây. Nếu sau 5 giây phải có tin nhắn thông báo để người dùng biết điều gì đang xảy ra.

Kiểm thử khi điều hướng app

Kiểm tra các menu, button sau khi click có đi tới đúng màn hình như thiết kế không.

Kiểm thử UI

Kiểm tra tổng quan

  • Kiểm tra các trường, đối tượng đã đúng vị trí chưa

  • Kiểm tra các chữ trên màn hình đã đúng chính tả chưa

  • Kiểm tra việc căn chỉnh, kích thước có bị lệch không

  • Kiểm tra màu nền, hình nền của app có đúng chưa

  • Kiểm tra hiển thị app khi quay màn hình ngang, dọc

  • Kiêm tra thanh cuộn (màu sắc, vị trí, hoạt động)

Kiểu text

  • Kiểm tra khi nhập ký tự đặc biệt

  • Kiểm tra khi nhập khoảng trắng đầu cuối

  • Kiểm tra khi để trống các trường (các trường bắt buộc không được để trống)

  • Kiểm tra độ dài tối đa

  • Kiểm tra đã đúng định dạng: màu sắc, cỡ chữ, font chữ chưa

  • Kiểm tra ký tự có căn trái khi nhập không, số căn giữa, số tiền căn phải (trừ một số trường hợp yêu cầu khác)

Kiểu number

  • Kiểm tra sự không cho phép nhập chữ và kí tự đặc biệt

  • Kiểm tra độ dài tối đa và tối thiểu

  • Kiểm tra giá trị hợp lệ (số 0, số âm, số thập phân,…)

  • Kiểm tra giá trị biên

  • Kiểm tra khi nhập khoảng trắng đầu cuối

Kiểu ngày tháng

  • Hiển thị đúng định dạng chưa? (DD/MM/YYYY, YYYY/MM/DD,…)

  • Kiểm tra Calendar có sử dụng được không?

  • Kiểm tra tính ràng buộc các trường kiểu Date (ngày bắt đầu phải nhỏ hơn hoặc bằng ngày kết thúc)

  • Kiểm tra khi nhập những ngày, tháng không tồn tại: Ngày 31 của các tháng 4,6,9,11 có 30 ngày; ngày 30,31 của tháng 2; tháng 13

Button

  • Kiểm tra kích thước, màu nền của button

  • Kiểm tra font chữ, màu chữ, cỡ chữ của text

  • Kiểm tra button xử lý đúng chức năng hay chưa

Checkbox

Kiểm tra giá trị label tương ứng với checkbox đúng chưa

Radio

Kiểm tra số lượng giá trị của radio

Combobox

  • Kiểm tra font chữ, màu chữ, cỡ chữ của text trong combobox

  • Kiểm tra kích thước, màu nền của combobox

  • Kiểm tra danh sách các giá trị hiển thị trong combobox có đúng không

  • Kiểm tra sự kiện chọn combobox đúng hay chưa

UI testing là bước quan trọng trong kiểm thử phần mềm

Kiểm thử khi có sự cố gián đoạn

Việc có gián đoạn khi sử dụng phần mềm là trường hợp thường xuyên gặp phải. Vậy người làm ứng dụng cần test trước và đảm bảo những checklist sau:

  • Nếu có cuộc gọi, báo thức, quay phim,... khi ứng dụng đang được sử dụng, các ứng dụng mặc định của thiết bị và app vẫn hoạt động bình thường hay không? 

  • Sau khi người dùng hoàn thành những thao tác gián đoạn vẫn có thể quay lại sử dụng app mà không bị mất dữ liệu hay không?

  • Khi app đang chạy ở chế độ nền, khi mở lại, app vẫn hiển thị đúng màn hình trước đó và không bị mất dữ liệu.

  • Khi pin yếu, app vẫn hoạt động bình thường hay không?

  • Khi hết pin hoặc khởi động lại máy,  app có hoạt động bình thường, một số service có tự động bật lên (ví dụ notification service) hay không?

  • Khi thiết bị được cắm sạc thì app vẫn hoạt động bình thường hay không?

  • Hệ thống đang bảo trì, có hiển thị thông báo cho người dùng biết không?

Kiểm thử với ứng dụng cần internet

Với những phần mềm cần sử dụng khi có internet, tester cần kiểm thử những trường hợp dưới đây:

  • Kiểm thử theo mạng: Kiểm thử với nhiều kiểu mạng khác nhau: wifi, 3G, 4G...

  • Độ ưu tiên mạng: Trong trường hợp có cả mạng 4G và mạng Wifi thì phải ưu tiên dùng Wifi vì sẽ làm mất tiền và Kilobyte của 4G)

  • Chuyển mạng: Kiểm tra khi chuyển mạng từ 4G sang Wifi (ưu tiên wifi), ngược lại (mất mạng wifi có thông báo),…

  • Mất mạng: Trường hợp sử dụng mạng Wifi bị mất mạng: không thực hiện được các chức năng cần đến mạng thì phải có thông báo đến người dùng

Kiểm thử với Media thiết bị

  • Kiểm tra khi ON/OFF âm thanh, nhạc nền app

  • Kiểm tra tính đồng bộ của âm thanh khi thao tác trên app

  • ON/OFF âm của thiết bị và kiểm tra âm của app

  • Kiểm tra chế độ rung khi có thông báo hoặc thao tác sai (nếu có)

  • Để kiểm tra âm thanh của app một cách chính xác nhất,  bạn hãy chạy đồng thời ứng dụng phát nhạc và ON âm thanh app.

  • Kiểm tra khi đang phát nhạc trên thiết bị, khởi động app, nhạc có bị tắt (đóng) đi không

Kiểm thử hiệu năng

Thời gian phản hồi của ứng dụng có đúng yêu cầu không?

Kiểm thử hiệu năng và trạng thái của app trong nhiều trường hợp:  pin yếu, mạng yếu hoặc dung lượng nhỏ,..

Bạn hãy tiến hành kiểm thử hiệu năng khi cài đặt app trên các thiết bị có sự khác nhau về: hệ điều hành, tốc độ xử lý, dung lượng, kích thước màn hình.

Để kiểm tra tính ổn định của ứng dụng bạn hãy thử hai trường hợp sau:

  • Tại một thời điểm, có nhiều người cùng truy cập

  • Tại một thời điểm, có nhiều người cùng cài đặt

Có thể bạn quan tâm: 3 phương pháp cải thiện hiệu năng của hệ thống ngay lập tức

Kiểm thử bảo mật

Bảo mật là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới uy tín của nhà sản xuất ứng dụng. Vậy nên trong quá trình kiểm thử phần mềm, bạn nhất định cần thực hiện nghiệp vụ kiểm thử bảo mật.

  • Những quyền hạn mà ứng dụng đòi hỏi có nhiều hơn nó cần không?

  • Khi truy cập vào dữ liệu của người dùng, ứng dụng có hỏi trước không?

  • Khi đăng nhập thất bại, có giới hạn số lần không?

Kết luận

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Rabiloo về những trường hợp test mobile cần thực hiện. Hãy sử dụng bài viết này như một checklist của bản thân khi kiểm thử phần mềm hay ứng dụng di động nhé. 

Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc bạn cần giải đáp về một vấn đề công nghệ nào đó đang quan tâm. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay, Rabiloo luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào bạn cần!

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống