Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Phát triển offshore / Khám phá tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm

Khám phá tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm

15/12/2023
22/10/2021
Khám phá tầm quan trọng của kiểm thử phần mềm

Trước khi đi thẳng vào vấn đề, tôi muốn đưa ra điểm tương đồng giữa sản xuất vaccine Covid-19 và sản xuất phần mềm. Điểm giống nhau ở đây là cả hai đều cần được trải qua quy trình kiểm thử phần mềm như một phần bắt buộc trước khi được đưa vào sử dụng rộng rãi. Nhưng vì sao phải thực hiện điều này?

Không có sản phẩm nào hoàn hảo 100%, xác suất gặp rủi ro hoặc lỗi là luôn có, điều này đúng với cả những nhà sản xuất chuyên nghiệp. Vậy nên việc thực hiện những cuộc thử nghiệm chất lượng sản phẩm thông qua giả lập những tình huống xấu là rất cần thiết. Và trong ngành công nghệ phát triển ứng dụng phần mềm thì quá trình đó được gọi là kiểm thử.

Kiểm thử phần mềm là gì?

Kiểm thử phần mềm (Software Testing) là hoạt động nhằm tìm kiếm, phát hiện lỗi của phần mềm. Đây là một phương pháp để đảm bảo phần mềm thực sự đáp ứng tốt nhu cầu và trải nghiệm của người dùng. Từ đó tạo nên một sản phẩm chất lượng mang tính thực tiễn và đạt hiệu quả cao.

5 lý do giải thích sự quan trọng của kiểm thử phần mềm

Giảm thiểu rủi ro

Một trong nhiều rủi ro lớn trong quá trình phát triển phần mềm mà nhà đầu tư không bao giờ mong muốn gặp phải là lỗi. Khi một phần mềm được hoàn thiện và đưa vào sử dụng mới phát hiện ra lỗi, không chỉ thời gian, công sức, tiền bạc mà uy tín của nhà sản xuất cũng bị ảnh hưởng. Vậy nên việc kiểm thử cần được thực hiện xuyên suốt vòng đời phát triển phần mềm để tránh rủi ro không đáng có.

Tính bảo mật

Đảm bảo sự an toàn của sản phẩm khỏi những lỗ hổng khó thấy hay những cuộc tấn công từ hacker là điều vô cùng cần thiết. Do vậy, loại kiểm thử bảo mật được sinh ra với vai trò thiết thực trong việc xử lý dữ liệu mật và ngăn chặn sự xâm nhập từ các phần tử độc hại, sự truy cập trái phép từ bên ngoài.

Đáp ứng nhu cầu của người dùng

Sự hài lòng, tin tưởng từ khách hàng là mục đích cuối cùng mà bất kỳ công ty phần mềm nào cũng hướng tới. Việc kiểm thử giống như hình ảnh minh họa quá trình sử dụng sản phẩm trước khi nó được phát hành, phản ánh chân thực cảm xúc khi trải nghiệm phần mềm của người dùng cuối.

Thúc đẩy phát triển phần mềm

Đôi khi trong quá trình kiểm tra sẽ bắt gặp những lỗi không ngờ tới. Nhìn vào đó, ta có thể cải tiến hay tìm ra chức năng mới, cũng như hướng giải quyết hiệu quả hơn cho tiến trình phát triển ứng dụng. 

Đảm bảo chất lượng sản phẩm

Việc kiểm thử phần mềm sẽ giúp nhà sản xuất đi theo đúng yêu cầu, định hướng, kế hoạch và tài liệu liên quan đã thống nhất từ đầu. Từ đó đảm bảo sản phẩm cuối đạt chất lượng tốt, góp phần củng cố thương hiệu và niềm tin từ phía khách hàng.

Trong phần tiếp theo, bài viết sẽ chia sẻ quy trình kiểm thử (vòng đời) và các bước kiểm thử phần mềm

Giới thiệu quy trình kiểm thử phần mềm

Quy trình kiểm thử phần mềm là một chuỗi các hoạt động được thực hiện bởi sự điều hành của đội ngũ chuyên gia có trình độ, theo suốt từ đầu đến cuối dự án.

Một vòng đời kiểm thử gồm 6 giai đoạn cơ bản sau đây:

  1. Phân tích yêu cầu: Xác định phạm vi kiểm thử, đọc hiểu và nghiên cứu tài liệu đặc tả yêu cầu liên quan.

  2. Lập kế hoạch kiểm thử: Nhóm kiểm thử xây dựng chiến lược, kế hoạch và cách tiếp cận.

  3. Thiết kế kịch bản kiểm thử: Đây là quá trình tạo ra các trường hợp kiểm thử như viết test procedure, test scenario, test case, test data, test script. 

  4. Thiết lập môi trường kiểm thử: Là sự chuẩn bị, cài đặt môi trường kiểm thử bao gồm các nền tảng, thiết bị hỗ trợ việc kiểm thử.

  5. Thực thi kiểm thử: Tại đây, nhóm kiểm thử sẽ thực thi phần mềm dựa trên test plan và test case.

  6. Đóng chu trình kiểm thử: Khi kiểm thử đáp ứng được điều kiện dừng (kết thúc), từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.

Bài viết liên quan: Bí quyết kiểm thử website thành công

Các bước kiểm thử phần mềm

Quy trình và các bước kiểm thử trong sơ đồ trông khá phức tạp. Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ các bước, kết hợp cùng với các loại kiểm thử khác nhau sẽ tạo nên yếu tố quyết định thành công của dự án phát triển phần mềm.

Bài viết liên quan: Những trường hợp kiểm thử cơ bản khi kiểm thử mobile

Các loại kiểm thử phần mềm giúp khách hàng biết dự án đang đi đúng hướng?

Trong ngành sản xuất phần mềm, có rất nhiều loại kiểm thử. Để xác định và chọn được đúng loại hình phù hợp cần phải dựa trên lĩnh vực mà dự án cần khai thác để phát triển sản phẩm.

Với mục tiêu là kiểm tra mức độ sẵn sàng được phát hành của sản phẩm cũng như đánh giá năng lực của nhà sản xuất, có một loại kiểm thử sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện nhiệm vụ này.

Loại kiểm thử tôi muốn nhắc đến chính là “Kiểm thử chấp nhận” (UAT).

UAT là gì? 

Kiểm thử chấp nhận người dùng (UAT) là một loại kiểm thử do chính khách hàng thực hiện để xác định/chấp nhận hệ thống có hoạt động đúng, đáp ứng tốt yêu cầu đã đề ra hay không.

Ai là người thực hiện kiểm thử? Khách hàng (người sở hữu phần mềm) là đối tượng thực hiện kiểm thử UAT. Vì khách hàng là người nắm rõ nhất nhu cầu, mong muốn của họ (hoặc người dùng cuối) đối với sản phẩm.

Điều kiện cần đạt để thực hiện UAT

UAT được thực hiện trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng sau quá trình thử nghiệm chức năng, tích hợp và hệ thống. 

Điều này có nghĩa là UAT sẽ được tiến hành sau khi các giai đoạn thử nghiệm do bên sản xuất thực hiện đã được thông qua.

Quy trình kiểm thử UAT

Kiểm thử UAT gồm 6 bước, được thực hiện bởi người dùng giả định của hệ thống trên vị trí máy khách:

Bước 1: Phân tích yêu cầu nghiệp vụ 

Bước 2: Tạo kế hoạch kiểm tra UAT

Bước 3: Xác định các tình huống và trường hợp kiểm tra  

Bước 4: Chuẩn bị dữ liệu kiểm thử (dữ liệu thật)

Bước 5: Chạy các trường hợp kiểm tra và ghi lại kết quả

Bước 6: Xác nhận các yêu cầu đã đáp ứng

Kết luận

Rabiloo hy vọng bài viết này sẽ đã bổ sung thêm những thông tin hữu ích về kiểm thử phần mềm và tầm quan trọng của hoạt động này trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Để tìm hiểu thêm về chủ đề kiểm thử phần mềm nói riêng và phát triển phần mềm nói chung, vui lòng truy cập kênh tri thức của Rabiloo hoặc liên hệ với chúng tôi tại đây.

 

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống