Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / ERP bán lẻ là gì? Tại sao các doanh nghiệp bán lẻ nên sử dụng chúng thay ERP truyền thống.

ERP bán lẻ là gì? Tại sao các doanh nghiệp bán lẻ nên sử dụng chúng thay ERP truyền thống.

17/02/2024
14/12/2023
ERP bán lẻ là gì? Tại sao các doanh nghiệp bán lẻ nên sử dụng chúng thay ERP truyền thống.

ERP (Enterprise Resource Planning) đã không còn xa lạ đối với các công ty trong việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Sau quá trình dài và phát triển, các hệ thống ERP trên thị trường đang ngày càng được cải tiến và ra mắt thêm nhiều tính năng mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh sự phát triển và mở rộng về khả năng xử lý công việc, việc phân loại các ERP cũng đang diễn ra với các hệ thống ERP được chuyên môn hóa, tùy chỉnh cho các đối tượng cụ thể. ERP bán lẻ là một trong số đó, bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về loại ERP này cũng như đặc điểm, tính năng, đối tượng sử dụng của chúng.

Hệ thống ERP bán lẻ là gì?

ERP bán lẻ là một nhánh phát triển của khái niệm ERP, chúng được thiết kế riêng nhằm tích hợp, kết nối các quy trình kinh doanh và tập trung giải quyết các vấn đề đặc thù của ngành một cách chuyên sâu, giúp cải thiện hiệu suất và quản lý tổng thể của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ.

ERP bán lẻ là một loại ERP được phát triển dành riêng cho doanh nghiệp bán lẻ

Hệ thống ERP truyền thống vs ERP bán lẻ

ERP truyền thống (Traditional ERP) và ERP bán lẻ (Retail ERP) là hai loại hệ thống quản lý doanh nghiệp, mỗi loại có một tính chất và đặc điểm khác nhau. ERP truyền thống là một hệ thống quản lý doanh nghiệp tổng quát, không tập trung vào một ngành cụ thể. Chúng được thiết nhằm giải quyết các bài toán chung nhất của mọi doanh nghiệp như quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý dự án, quản lý sản xuất và chuỗi cung ứng. Trong khi đó, ERP bán lẻ được tối ưu hóa cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Nó được thiết kế riêng để đáp ứng các yêu cầu riêng của ngành như quản lý hàng tồn kho, quản lý đặt hàng, quản lý khách hàng, quản lý cửa hàng và tích hợp các hệ thống thanh toán điểm bán hàng (POS) nhằm tăng trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hiệu suất, doanh thu.

ERP truyền thống có thể dùng cho mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp bán lẻ, tuy nhiên để có thể xử lý chuyên sâu các vấn đề và khai thác tối đa tiềm năng doanh nghiệp, các nhà bán lẻ có thể cân nhắc việc sử dụng ERP bán lẻ bởi các tính năng đặc thù của chúng mà Rabiloo sẽ nhắc tới dưới đây.

Những tính năng đặc thù của ERP bán lẻ

ERP bán lẻ vẫn mang những đặc trưng, tính chất của một ERP thông thường, tuy nhiên các tính năng của chúng xoay quanh hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Những tính năng tối ưu của hệ thống ERP bán lẻ

Những tính năng tối ưu của hệ thống ERP bán lẻ

1. Quản Lý Tồn Kho

Việc quản lý tồn kho hiệu quả là quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận. Hệ thống ERP bán lẻ giúp theo dõi các biến động trong tồn kho, dự báo nhu cầu và thông báo cho nhân viên về tình trạng thiếu hụt, từ đó ngăn chặn các tổn thất tài chính.Hệ thống ERP bán lẻ không chỉ cung cấp cái nhìn toàn diện về tồn kho hiện tại mà còn hỗ trợ trong việc dự đoán xu hướng tiêu thụ tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp chuẩn bị trước cho các biến động thị trường và duy trì một mức tồn kho lý tưởng, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho dư thừa không cần thiết.

2. Quản lý điểm bán hàng (POS)

Đây là Module không thể thiếu của hệ thống ERP bán lẻ. Module này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bán hàng và cung cấp cho các nhà bán lẻ thông tin theo thời gian thực về doanh số, mức tồn kho và dữ liệu khách hàng. Các tính năng chính của Module POS bao gồm quét mã vạch, quản lý tiền mặt, khuyến mãi và giảm giá, trao đổi cũng như tích hợp với các cổng thanh toán. Hệ thống POS mạnh mẽ cho phép các nhà bán lẻ hợp lý hóa quy trình thanh toán, nâng cao dịch vụ khách hàng và thu được những hiểu biết có giá trị về hiệu suất bán hàng.

3. Quản lý quan hệ khách hàng

Bằng cách sử dụng hệ thống ERP để theo dõi lịch sử mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của họ. Thông tin chi tiết này không chỉ giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị mục tiêu mà còn tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa.Ngoài ra, những ưu đãi và khuyến mãi được tạo ra dựa trên dữ liệu lịch sử mua sắm giúp tạo ra một môi trường mua sắm tích cực. Khách hàng sẽ cảm thấy đánh giá cao khi nhận được các ưu đãi đặc biệt hoặc sản phẩm được doanh nghiệp “cá nhân hóa” dựa trên sở thích cá nhân của họ.

4. Quản lý chuỗi cung ứng

Để đảm bảo hành trình của sản phẩm được thuận lợi từ nguồn cung cấp đến tay khách hàng, việc quản lý chuỗi cung ứng là vô cùng quan trọng. Phần mềm ERP bán lẻ cung cấp các tính năng để quản lý chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối, bao gồm mua sắm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn hàng và hậu cần. Nó tạo điều kiện quản lý đơn đặt hàng hiệu quả, hợp tác với nhà cung cấp và tích hợp với các đối tác hậu cần. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình mua sắm, giảm thời gian giao hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể.

5. Quản lý tài chính

Quản lý tài chính là một thành phần chính của phần mềm ERP bán lẻ, cho phép các nhà bán lẻ quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả. Nó bao gồm các tính năng như tổng quan các dữ liệu tài chính, tài khoản phải trả, tài khoản phải thu, lập ngân sách và báo cáo tài chính. Phần mềm ERP bán lẻ cung cấp khả năng hiển thị tài chính theo thời gian thực, tự động hóa các quy trình tài chính và đảm bảo việc lưu trữ dữ liệu tài chính chính xác. Với khả năng quản lý tài chính mạnh mẽ, các nhà bán lẻ có thể theo dõi dòng tiền, theo dõi chi phí và đưa ra quyết định tài chính sáng suốt và hiệu quả.

6. Quản lý chiến dịch tiếp thị

Duy trì một trải nghiệm mua sắm dễ dàng, không gặp rắc rối cho khách hàng là một bước quan trọng quyết định doanh nghiệp cò thành công trong việc giữ chân khách hàng hay không. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiếu tối đa thời gian  so với việc thu hút khách hàng mới. Tuy nhiên, không có quy tắc nào nói rằng không thể làm cả hai cùng một thời điểm. Và một trong những phương pháp tốt nhất để thu hút và giữ chân khách hàng là quản lý hiệu quả các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. 

Thông qua giải pháp hệ thống ERP bán lẻ, thông điệp doanh nghiệp và các chiến dịch tiếp thị sẽ được chia sẻ rộng rãi và tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau. Đặc biệt, khi chiến dịch tiếp thị được doanh nghiệp áp dụng nhất quán và đồng nhất trên các kênh truyền thông kỹ thuật số và truyền thống của mình. Điều này giúp đảm bảo cho khách hàng rằng doanh nghiệp và sản phẩm của mình là đáng tin cậy.

7. Tích hợp nền tảng thương mại điện tử

Là một phần của việc áp dụng việc tiếp cận đa kênh (Omnichannel approach), các doanh nghiệp bán lẻ cũng bán hàng trực tuyến thông qua cổng B2B, trang web B2C được hỗ trợ bởi các nền tảng như Shopify, eBay hay Amazon,...Các thông tin trên các nền tảng này đều cần phải được đồng bộ hóa và tích hợp theo thời gian thực trên toàn doanh nghiệp. Hệ thống ERP bán lẻ sẽ bao gồm các công cụ quan trọng khác để quản lý doanh nghiệp bán lẻ như theo dõi chi phí tại chỗ, xử lý thẻ tín dụng an toàn, ứng dụng di động dành cho đại diện bán hàng và báo cáo mạnh mẽ. Nếu doanh nghiệp của bạn quyết định bán hàng thông qua các kênh bán lẻ mới, hãy đảm bảo bạn dành thời gian để tìm kiếm một hệ thống dành riêng cho ngành. Và hãy nhớ rằng, sự khác biệt giữa phần mềm POS được thiết kế dành riêng cho cửa hàng bán lẻ và phần mềm ERP bán lẻ được thiết kế cho những người cũng bán buôn là quan trọng, vì mặc dù cả hai đều có thể cung cấp các tính năng tương tự nhưng chúng hướng đến các thị trường khác nhau.

8. Tùy chỉnh theo doanh nghiệp

Khả năng tùy chỉnh của hệ thống ERP bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng đa dạng của doanh nghiệp và mang lại trải nghiệm sử dụng tối ưu. Với khả năng linh hoạt đáng kể, hệ thống này cho phép doanh nghiệp điều chỉnh theo nhu cầu cụ thể, từ giao diện người dùng đến quy trình kinh doanh và tính năng phân tích.

Không chỉ dừng lại ở đó, khả năng tùy chỉnh của ERP bán lẻ còn thể hiện trong việc tương thích với các hệ thống và ứng dụng khác mà doanh nghiệp đang sử dụng. Điều này giúp tối ưu hóa hiệu suất và tương tác linh hoạt giữa các phần mềm khác nhau, đồng thời bảo toàn tính liên kết trong quy trình công việc tổng thể.

Kết luận

ERP bán lẻ là loại ERP được thiết kế riêng dành cho việc vận hành doanh nghiệp bán lẻ. Tương tự việc ứng dụng ERP truyền thống, trước khi ứng dụng một hệ ERP bán lẻ, doanh nghiệp cũng cần đánh giá, xem xét về hiện trạng hay tình hình hiện tại để có thể lựa chọn hoặc phát triển phiên bản phù hợp nhất.

Rabiloo với kinh nghiệm tư vấn và triển khai công nghệ cho hơn 100 doanh nghiệp bán lẻ, hãy kết nối với chúng tôi và trò chuyện với các chuyên gia để có thể triển khai hệ thống ERP bán lẻ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống