Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Khác / Sitemap là gì? Lợi ích của sitemap cho website và quá trình SEO

Sitemap là gì? Lợi ích của sitemap cho website và quá trình SEO

15/12/2023
01/12/2021
Sitemap là gì? Lợi ích của sitemap cho website và quá trình SEO

Sitemap là gì? Sitemap được coi như là sơ đồ của website, được tạo nên bởi các đường dẫn URL trong website, trên đó sẽ thể hiện rõ ràng tất cả sự liên kết giữa các trang chính và phụ.  

Giống như vai trò của một chiếc bản đồ, Sitemap giúp cho các công cụ tìm kiếm như Google bot có thể đến và “đào sâu” từng ngóc ngách có trong trang web nhanh chóng hơn. Điều đó đem lại hiệu quả lớn cho việc SEO.

Hình minh họa sitemap cho website

Vai trò và lợi ích của sitemap cho website

Với vai trò là nhà phát triển website hay SEOer, tạo sitemap là công việc đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt tay vào thiết kế một trang web mới. Lý do vì sao?

1. Đối với seo

Sitemap đóng vai trò phát tín hiệu đến Googlebot để có thể index tất cả nội dung trên trang web của bạn một cách tự động, nhanh chóng, mà không bỏ sót bất kỳ một thông tin hay đường dẫn nào.

Sitemap còn giúp những nội dung sau khi được index sẽ được sắp xếp một cách hiệu quả hơn. Điều này giúp cho việc điều hướng các bot tìm kiếm có thể “lùng sục” trong trang của bạn để thu thập dữ liệu.

Sitemap là một yếu tố quan trọng và cần thiết đến hoạt động SEO website của bạn. Khi phát hiện ra vấn đề, nó sẽ gửi thông báo và để xuất khắc phục để tối ưu website. Điều này giúp website của bạn thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm

Lưu ý: những vai trò trên của sitemap chỉ dành cho những url được khai báo, sitemap sẽ không quan tâm những đường dẫn không được khai báo. Nếu như cấu hình sitemap sai (thiếu hoặc thừa url) sẽ làm sai lệch cấu trúc website và ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm trên Google.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn SEO web lên top Google bền vững

2. Đối với người dùng

Đặt mình vào vị trí người dùng, khi tìm kiếm 1 nội dung trên Google, họ luôn mong muốn được dẫn đến chính xác nội dung mà mình đang cần. Đối với hệ thống website có khối dữ liệu khổng lồ, có hàng chục trang, thì sitemap mang lại giải pháp hữu hiệu để giúp Google dẫn người dùng đến đúng đích, nhanh chóng, chính xác.

Việc điều hướng người dùng tới đúng nơi mà họ muốn sẽ khiến thời gian ở lại trang web lâu hơn, truy cập nhiều hơn, tin tưởng vào website và đơn vị sở hữu website hơn. Từ đó thứ hạng trang web của bạn sẽ lên top Google nhanh hơn.

Khi nào cần sử dụng và lưu ý gì khi tạo sitemap

Tuy việc tạo sitemap và khai báo sitemap mang lại rất nhiều lợi ích cho website, nhưng chúng ta cũng nên hiểu bản chất của nó để biết khi nào cần sử dụng.

Tất cả website đều cần Googlebot index để tăng khả năng được hiển thị trong danh sách kết quả tìm kiếm. Sitemap mang lại rất nhiều lợi ích cho điều này. Thông qua sitemap google sẽ nhanh chóng tìm được các trang web liên quan hơn là các trang web không có sitemap, và biết được các lần cập nhật cuối cùng của trang web. Tuy nhiên, việc khai báo sitemap sẽ không làm tăng thứ hạng website ngay. Cũng như không phải trang web nào không có sitemap sẽ bị giảm khả năng hiển thị tìm kiếm của Google bot index. 

Vậy việc có sitemap hay không, Googlebot index vẫn sẽ tìm đúng được index website của bạn. Như Prodima đã chia sẻ thì mỗi sitemap website chỉ chứa tối đa 50000 URL

nếu trang web của bạn rất ít khi cập nhật thì việc tạo sitemap là không cần thiết. (Ở đây các website thường xuyên cập nhật như là trang bán sản phẩm chúng ta thường xuyên update sản phẩm mới,...)

Có thể bạn quan tâm: 7 tips chọn công ty sản xuất homepage tốt. 

Các loại sitemap bạn nên biết

Về cơ bản có hai loại sơ đồ trang web:

  • HTML sitemap (sitemap dành cho người dùng)

  • XML sitemap (sitemap dành cho công cụ tìm kiếm)

Sơ đồ trang web XML có thể có hai loại.

  • Sitemap Index (số lượng sơ đồ trang web URL mà một trang web có)

  • URL sitemap (chứa thông tin cuối cùng của các URL trên trang web)

Sơ đồ trang web URL được chia thành 3 loại khác nhau.

  • Sitemaps Web Pages (thường được gọi là sơ đồ trang xml trong cộng đồng)

  • Sitemaps Images (chi tiết về hình ảnh và URL của chúng trên trang web)

  • Sitemaps videos (những trang web nào có video được nhúng vào và thông tin chi tiết của chúng)

Tóm lại, phân loại sơ đồ trang web mà chúng ta có là:

  • XML Sitemap

    • Index Sitemap

    • URL Sitemap

      • Sitemaps Web Pages

      • Sitemaps Images

      • Sitemaps videos

  • HTML Sitemaps

Hướng dẫn theo dõi và khai báo sitemap bằng công cụ Google Search Console

Bước 1: Truy cập vào Google Search Console, chọn "start now” và khai báo đầy đủ thông tin quyền sở hữu website.

Link: https://search.google.com/search-console/about

Bước 2: Click vào menu panel, chọn sitemap và copy đường link chứa sitemap vào. Sau khi thành công thì Googlebot index nhận được tín hiệu và sẽ bắt đầu crawl toàn bộ nội dung của website của bạn và index ngay. 

Công cụ này kiểm soát và cho chúng ta biết website các vấn đề của tất cả url trong hệ thống website và lượt truy cập của chúng. Từ đó bạn có thể yêu cầu nhà phát triển website điều chỉnh sitemap theo các cập nhật mới nhất để khắc phục.

Kết luận

Qua bài viết ngắn này mong rằng bạn đã hiểu về sitemap là gì và nó mang lại các lợi ích cho website cũng như SEO như thế nào. 

Nếu đang gặp bất kỳ vấn đề gì về mặt kỹ thuật của website, hãy liên hệ với chúng tôi. Với đội ngũ chuyên gia phát triển website trên 5 năm kinh nghiệm, chúng tôi có những chiến lược làm bứt phá vị trí xếp hạng, lượng truy cập, tăng doanh thu bền vững.

 

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống