Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Gửi thông báo đẩy (push notification) với SNS

Gửi thông báo đẩy (push notification) với SNS

15/12/2023
22/01/2022
Gửi thông báo đẩy (push notification) với SNS

Trong một thế giới mà công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, chúng ta đã không còn xa lạ gì với những thông báo đẩy (push notification) được gửi về điện thoại, máy tính, hay thậm chí là chiếc đồng hồ đeo tay. Vậy push notification là gì? Cơ chế hoạt động của chúng ra sao? Thực hiện gửi push bằng dịch vụ SNS như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

1. Push notification là gì?

Push notification là các thông báo xuất hiện trên trung tâm thông báo, trên màn hình khóa hoặc ở phía trên màn hình khi đang sử dụng điện thoại.

Ví dụ khi khách hàng gửi email cho bạn và điện thoại của bạn sáng lên để hiển thị cho bạn biết về điều này, đây chính là push notification.

 

Các dạng hiển thị push notification

2. Cơ chế push notification

Khi thực hiện push notification, các thiết bị IOS sử dụng Apple Push Notification (APNs),  các thiết bị Android sử dụng Google Cloud Messaging (GCM). Tuy hai nền tảng này khác nhau nhưng cơ chế hoạt động của chúng là giống nhau.

Cụ thể, ở lần đầu cài app, ứng dụng sẽ hỏi người dùng xem có cho phép nhận thông báo hay không. Nếu người dùng cho phép thông báo, ứng dụng sẽ đăng ký với dịch vụ push trên thông qua token có sẵn trên máy. Dựa vào token này, các thông báo đẩy được gửi đến đúng thiết bị đầu cuối.

3. Dịch vụ SNS - Simple Push Notification

Chúng ta cùng đi vào nội dung chính của bài hôm nay là giới thiệu về dịch vụ gửi push notification SNS.

3.1. Tổng quan

SNS - Amazon Simple Push Notification là một dịch vụ thông báo di động nằm trong hạ tầng AWS giúp gửi thông báo đến các thiết bị IOS, Android.

Dịch vụ này cho phép gửi thông báo với cách thức đa dạng như pushi theo từng endpoint (điểm cuối), theo từng topic và có thể push một số lượng lớn thông báo chỉ với một request tốc độ cao.

Các bước thực hiện push cũng khá đơn giản. Nếu là push theo từng endpoint, ta chỉ cần chọn endpoint muốn push và thực hiện publish thông báo tới endpoint đó. Còn với push theo topic, ta cần tạo một topic và subscribe (đăng ký) các endpoint cho topic đó. Khi thực hiện publish thông báo cho topic này, các endpoint - tương ứng với các subscriber (thiết bị đã đăng ký) sẽ nhận được push.

Cơ chế pub/subs khi thực hiện push SNS

Với cách thực hiện push theo topic, ưu điểm là có thể gửi đồng loạt tới các thiết bị, giúp thông báo được nhanh chóng đến phía người nhận. 

Tuy nhiên lúc nào do nhiều thiết bị cùng mở thông báo, máy chủ sẽ phải chịu tải nhiều hơn do quá nhiều request cùng gửi đồng thời, gây ảnh hưởng tới hiệu năng.

Có thể bạn quan tâm: 3 phương pháp tốt nhất để cải thiện hiệu năng của hệ thống.

3.2. Một số thuật ngữ trong Amazon SNS

Mặc dù trên tài liệu SNS đã có nói về quy trình để có thể thực hiện push notification, tuy nhiên để nắm được toàn bộ cơ chế và áp dụng được thì sẽ gặp phải một vài khó khăn do có các từ ngữ khá chuyên sâu. Do đó ở mục này mình sẽ giải thích một số thuật ngữ trong Amazon SNS để các bạn dễ hiểu hơn.

  • ARN - Amazon Resource Name: là ID dùng để phân biệt các tài nguyên trong cùng hạ tầng AWS không chỉ riêng SNS.

  • Application: là nền tảng được sử dụng để push thông báo đối với mỗi ứng dụng. Đó là Apple Push Notification (APNs) cho các thiết bị IOS, các thiết bị Android sử dụng Google Cloud Messaging (GCM).

  • Endpoint: được sử dụng để định danh thiết bị sẽ được nhận thông báo. Endpoint được tạo khi token được gửi lên từ thiết bị và đăng ký với application ở trên.

  • Topic: được dùng để tạo ra một nhóm các endpoint, khi push theo topic thì toàn bộ các endpoint trong topic này sẽ nhận được thông báo.

  • Subscribe: là hành động liên kết endpoint với topic.

  • Publish: là việc gửi push notification, trong SNS là việc push tin tới topic hoặc từng endpoint.

4. Tạm kết

Về cơ bản cơ chế của SNS giống với cơ chế push notification nhưng SNS làm trung gian giữa server phía ứng dụng và dịch vụ phân phối thông báo đẩy. Ngoài ra SNS có thể kết hợp cùng với dịch vụ theo dõi log CloudWatch nên rất thuận tiện cho việc theo dõi số lượng tin được phát hành cũng như tỷ lệ gửi thành công.

Nếu ứng dụng của bạn cần đến chức năng gửi thông báo, hay cân nhắc việc sử dụng Amazon SNS.

Để đọc thêm nhiều bài viết về chủ đề AWS nói riêng và công nghệ nói chung, bạn có thể truy cập vào kênh tri thức của Rabiloo tại đây.

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống