Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Chuyển đổi số hay Số hóa? Sự khác biệt và lợi ích dành cho doanh nghiệp

Chuyển đổi số hay Số hóa? Sự khác biệt và lợi ích dành cho doanh nghiệp

15/12/2023
10/11/2023
Chuyển đổi số hay Số hóa? Sự khác biệt và lợi ích dành cho doanh nghiệp

Trong thời đại mà công nghệ thông tin và mạng lưới internet trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc, khả năng thích nghi và áp dụng các phương thức mới là điều vô cùng quan trọng. Cùng với đó, khái niệm "Số hóa" và "Chuyển đổi số" chính là một trong những phương thức thích nghi mới quyết định sự tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh và doanh nghiệp. Số hóa và chuyển đổi số không chỉ là một xu hướng, mà còn là một yếu tố thiết yếu để duy trì tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại này.

Bài viết dưới đây của Rabiloo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa số hóa và chuyển đổi số, cũng như biết được lý do tại sao cả hai đều quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp.

Số hóa và chuyển đổi số là gì ?

Số hóachuyển đổi số đang trở thành hai khái niệm phổ biến và vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ hiện đại. Sự hiểu biết và kết hợp cả hai khái niệm này có thể giúp doanh nghiệp thích nghi, phát triển và cạnh tranh hiệu quả trong thế giới kinh doanh ngày càng số hóa và thay đổi nhanh chóng. 

Mặc dù nhận biết được tầm quan trọng là như vậy, tuy nhiên trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ cũng như phân biệt được hai khái niệm này. Các phân tích dưới đây sẽ giúp bạn xác định một cách chính xác giữa số hóa và chuyển đổi số.

Số hóa là gì?

Số hóa là tên gọi chung của số hóa dữ liệu và số hóa quy trình. Mỗi loại phản ánh một khía cạnh quan trọng của chuyển đổi số

Số hóa dữ liệu (Digitization)

Số hóa dữ liệu tập trung vào việc chuyển đổi thông tin, dữ liệu, tài liệu từ dạng vật lý chẳng hạn như tài liệu giấy, hồ sơ, hình ảnh, văn bản, âm thanh và video thành dạng kỹ thuật số. Mục tiêu của số hóa dữ liệu là tạo ra một hệ thống thông tin điện tử, dễ dàng quản lý, lưu trữ và truy cập, giúp cải thiện hiệu suất và giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài liệu giấy.

Ví dụ: Với mô hình truyền thống, tất cả tài liệu liên quan đến dự án, hồ sơ khách hàng và thông tin về sản phẩm thường được in ra và lưu trữ trong hồ sơ giấy. Nhân viên phải tìm kiếm thông tin qua các trang tài liệu giấy và việc tìm kiếm này tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau quá trình số hóa, toàn bộ hệ thống tài liệu và thông tin này đã được chuyển thành dạng điện tử như excel, PDF và được lưu trữ trong hệ thống máy tính của doanh nghiệp. Bất cứ ai cần truy cập thông tin có thể tìm kiếm, xem và chia sẻ nó một cách nhanh chóng từ máy tính hoặc thiết bị di động. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và giảm thời gian tìm kiếm thông tin.

Số hóa dữ liệu giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài liệu giấy

Số hóa quy trình (Digitalization)

Số hóa quy trình tập trung vào việc sử dụng các dữ liệu và tài liệu đã được chuyển sang định dạng kỹ thuật số để cải thiện, thay đổi quy trình vận hành, quy trình làm việc và tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số hóa quy trình giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn, tiết kiệm thời gian và tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Ví dụ: Sau khi lưu trữ trên máy chủ, tài liệu sẽ được tải lên nền tảng đám mây, giúp cho mọi người dễ dàng tìm kiếm và truy cập. Điều này làm cho quá trình làm việc trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn, nhờ vào việc truy cập dữ liệu nhanh chóng hơn.

Số hóa quy trình hỗ trợ tối ưu hóa hiệu suất

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là quá trình sử dụng công nghệ và kỹ thuật số hiện đại để cải thiện và tối ưu hóa quy trình, hoạt động kinh doanh và tạo ra giá trị cho tổ chức hoặc doanh nghiệp. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là việc số hóa thông tin, mà còn bao gồm việc sử dụng thông tin số hóa để thay đổi cách tổ chức làm việc, tương tác với khách hàng, cải thiện sản phẩm và dịch vụ và tối ưu hóa quy trình. 

Quá trình chuyển đổi số này thường bao gồm sự thay đổi tổ chức, văn hóa doanh nghiệp cũng như cách làm việc của nhân viên. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường thay đổi mô hình truyền thống sang dạng doanh nghiệp số, dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), máy tính đám mây, big data, và nhiều công nghệ khác để tạo ra sự linh hoạt, hiệu quả, và sáng tạo hơn. Mục tiêu của chuyển đổi số là cải thiện hiệu suất, giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tạo ra sự cạnh tranh và đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh.

Ví dụ: Trong quy trình sản xuất, thay vì sử dụng hệ thống quản lý sản xuất thủ công, họ triển khai hệ thống tự động hóa sản xuất, theo dõi dữ liệu từ các máy móc, cảm biến và thiết bị IoT để cải thiện hiệu suất và kiểm soát chất lượng

Điểm giống và khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số

Chuyển đổi số và số hóa là hai khái niệm quan trọng trong môi trường kinh doanh và công nghệ ngày nay. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp và tổ chức sử dụng hai thuật ngữ này một cách nhầm lẫn, từ đó dẫn đến việc lựa chọn sai phương hướng cũng như lãng phí tài nguyên trong khi thực hiện quá trình chuyển đổi số. Để giải quyết điều này, hãy cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa chuyển đổi số và số hóa.

Điểm giống nhau

Thông qua phần định nghĩa được đề cập ở trên, cả hai khái niệm đều liên quan đến việc sử dụng công nghệ số hóa để cải thiện quá trình kinh doanh và tổ chức. Cả Số hóa và Chuyển đổi số đều đòi hỏi sử dụng dữ liệu số và công nghệ thông tin để tối ưu hóa hoạt động, cải thiện hiệu suất, nâng cao cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Điểm khác nhau

Với sự hiểu biết chi tiết về sự giống và khác nhau giữa chuyển đổi số và số hóa, doanh nghiệp có thể xác định cách tối ưu hóa cả hai để đảm bảo sự phát triển và thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng số hóa và cạnh tranh.

Mối quan hệ giữa số hóa và chuyển đổi số

Số hóa và chuyển đổi số là hai khái niệm đang tạo nên sự thay đổi to lớn trong cách tổ chức doanh nghiệp bằng việc tiếp cận công nghệ và thông tin. Mối quan hệ giữa số hóa và chuyển đổi số vô cùng chặt chẽ và thường được thực hiện đồng thời để tối ưu hóa sức mạnh của công nghệ số hóa.

Mối quan hệ giữa số hóa và chuyển đổi số 

Số hóa thường là bước đầu tiên, nơi thông tin và tài liệu truyền thống được chuyển đổi thành dạng số, tạo nên một cơ sở dữ liệu điện tử. Sau đó, chuyển đổi số sử dụng dữ liệu số hóa này để cải thiện quy trình kinh doanh, tối ưu hóa hoạt động, và tạo ra giá trị cho khách hàng.

Ví dụ: Trong kinh doanh, doanh nghiệp lưu trữ thông tin về khách hàng, việc đặt hàng, lịch sử mua sắm và hồ sơ cá nhân trong một hệ thống quản lý khách hàng (CRM) số hóa. Thông qua việc tự động hoá quy trình, họ tạo ra dữ liệu số hóa chính xác và dễ quản lý. Sau đó, doanh nghiệp sử dụng thông tin về hành vi mua sắm của khách hàng để tạo ra các gợi ý sản phẩm cá nhân hóa và tiếp cận khách hàng đúng lúc. Họ cũng có thể theo dõi tương tác của khách hàng trên trang web và ứng dụng di động để đưa ra các ưu đãi và quảng cáo hấp dẫn.

Mối quan hệ giữa số hóa và chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi cách tổ chức hoạt động và thúc đẩy sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện nay. Sự kết hợp của cả hai giúp doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của công nghệ số hóa và thông tin số để đạt được mục tiêu chiến lược và cung cấp giá trị tốt hơn đến cho khách hàng.

Kết luận

Trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, số hóa và chuyển đổi số trở thành hai yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp và tổ chức. Chính vì vậy, việc hiểu rõ được khái niệm của từng thuật ngữ, nhận biết được chính xác sự giống và khác nhau cũng như hiểu được mối quan hệ giữa chúng là như thế nào là điều vô cùng cần thiết. 

Để nâng cao hiệu suất và cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng, doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả hai yếu tố một cách chính xác và thông minh.

Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa chắc chắn về kiến thức để vận dụng số hóa và chuyển đổi số vào mô hình kinh doanh. Hãy để chúng tôi giúp bạn!

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống