Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Amazon RDS là gì? Tổng quan về dịch vụ lưu trữ đám mây

Amazon RDS là gì? Tổng quan về dịch vụ lưu trữ đám mây

15/12/2023
21/10/2021
Amazon RDS là gì? Tổng quan về dịch vụ lưu trữ đám mây

1. Amazon RDS là gì?

Amazon RDS (Amazon Relational Database Service) là dịch vụ lưu trữ đám mây do AWS phát triển với mục đích cung cấp giải pháp cài đặt, vận hành và mở rộng dành cho cơ sở dữ liệu có quan hệ.

Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây này cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và có chi phí sử dụng khá thấp so với các dịch vụ tương tự khác. Nó có thể tự động hoá các quy trình gây tốn nhiều thời gian như thiết lập cấu hình, config cơ sở dữ liệu, sao lưu và sửa lỗi.

Amazon RDS có hiệu năng tốt, tính sẵn sàng cao, tính bảo mật và khả năng tương thích mạnh mẽ với các hệ thống.

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ mà Amazon RDS hỗ trợ:

  • SQL Server, Oracle (yêu cầu bản quyền).

  • MySQL, PostgreSQL, MariaDB (mã nguồn mở).

  • Amazon Aurora

Cách tính toán chi phí sử dụng

Các công nghệ của Amazon đa phần đều cho dùng thử miễn phí, Amazon RDS cũng không phải ngoại lệ. Nó cho phép bạn dùng thử miễn phí tối đa 12 tháng nếu bạn chọn option Free Tier. Dựa vào những gì bạn sử dụng, hệ thống sẽ tính toán ra số tiền bạn phải trả. Bạn có thể ước tính được chi phí sử dụng của tháng bằng công cụ do Amazon cung cấp.

RDS có 2 cách triển khai là khai Single-AZ và Multi-AZ, mỗi cách triển khai sẽ được tính toán khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều được tính dựa trên thời gian sử dụng. Thời gian này có thể được tính theo đơn vị nhỏ nhất là giây, nếu thời lượng bạn sử dụng cơ sở dữ liệu quá ngắn.

Chi phí sử dụng cũng khác nhau theo mỗi khu vực, dưới đây là bảng giá tính theo giờ cho khu vực Châu Á (Tokyo) với cách triển khai là Single-AZ (Multi-AZ giá sẽ gấp đôi Single-AZ).

Bảng giá sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây đối với triển khai Single-AZ

2. Lợi ích của dịch vụ lưu trữ đám mây

Dễ quản lý

Amazon RDS cung cấp giao diện dashboard thân thiện với người sử dụng, giúp người mới dùng dễ dàng làm quen. 

Cung cấp API giúp việc quản lý được tự động và trực quan hơn.

Linh hoạt và tự động

Đây có lẽ là khả năng giúp Amazon RDS đáng tiền nhất. Hệ thống giúp bạn mở rộng cấu hình 1 cách đơn giản và linh hoạt. Bạn chỉ cần đổi sang cấu hình mong muốn hoặc chỉ cần 1 lệnh gọi API là mọi việc đã được hoàn thành mà không cần phải ngưng dịch vụ.

Có thể phân bổ CPU, IOPS hay storage tự động khi hệ thống có traffic cao.

Amazon RDS sử dụng AWS backup service cho việc sao lưu dữ liệu và nó có khả năng tự động phát hiện lỗi và khôi phục lại dữ liệu.

Có thể backup tự động hoặc thủ công các Snapshot

Khả năng tự đồng bộ cao giữa primary database và các database phụ khác

Tốc độ cao

Amazon RDS có tốc độ khá nhanh. Dịch vụ hỗ trợ tùy chọn lưu trữ SSD. Tùy chọn này được tối ưu cho các ứng dụng OLTP đòi hỏi hiệu suất cao. Ngoài ra, Amazon Aurora còn có hiệu suất ngang với các csdl khác nhưng với chi phí chỉ bằng 1/10.

Bảo mật

Amazon RDS có tính bảo mật cao. Nó giúp bạn đơn giản hoá trong việc quản lý quyền truy cập từ ngoài vào cơ sở dữ liệu của mình. 

Amazon RDS cho phép bạn chạy CSDL trong Amazon Virtual Private Cloud (Amazon VPC). 

Amazon RDS cung cấp khả năng mã hóa dữ liệu trong quá trình làm việc.

Amazon RDS cung cấp công nghệ IAM giúp người dùng kiểm soát được việc truy cập vào RDS. Hệ thống bảo vệ database bằng cách đẩy lên VPC (Virtual Private Cloud).

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tạo Amazon S3 để lưu trữ dữ liệu

3. Hướng dẫn tạo và cấu hình cơ sở dữ liệu đám mây

Bước 1: Để tạo cơ sở dữ liệu đám mây, bạn truy cập vào trang Amazon RDS trong trang quản trị của AWS. Chọn Create database để bắt đầu tạo hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Bước 2: Chọn hệ quản trị cơ sở muốn tạo. Amazon RDS hỗ trợ các loại dịch vụ đám mây như hình mô tả (Trong bài viết này chúng ta sẽ tạo hệ quản trị MySQL).

Chọn loại bạn muốn sử dụng

Chọn Free tier nếu ứng dụng đang trong quá trình phát triển

Bước 3: Điền các thông tin bảo mật cho hệ quản trị cơ sở. Đây là những thông tin quan trọng, bạn tuyệt đối không được để lộ ra ngoài.

Các trường mật khẩu nên được để bằng những ký tự đặc biệt để tăng tính bảo mật hơn.

Nhập Master Username và mật khẩu

Bước 4: Sau khi nhập tên người dùng và mật khẩu, chọn instance cho máy chủ RDS của bạn. Điều này rất quan trọng, tuỳ thuộc vào hệ thống mà bạn cần chọn instance cho phù hợp.

Chọn các thông số phù hợp

Trường initial database name là tên cơ sở dữ liệu mặc định khi RDS instance được tạo ra, bạn có thể sử dụng nó hoặc tạo 1 database name khác.

Nhập tên database

 

Sau khi hoàn thành xong 4 bước trên, hệ thống sẽ hiển thị chi phí tạm tính hàng tháng cho CSDL RDS bạn đã tạo. 

Nếu ở bước 2 chọn Free Tier, bạn sẽ nhận được thông báo cho phép cơ sở dữ liệu được sử dụng miễn phí tối đa 1 năm.

Bước 5: Nhấn nút Create Database để tiến hành tạo hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Chọn Create database

Sau khi nhấn nút tạo CSDL xong bạn sẽ được điều hướng đến màn hình này, bạn cần để ý đến cột Status để xem instance RDS đã được tạo hay chưa.

Tạo thành công cơ sở dữ liệu đám mây

Bước 6: Lấy thông tin cấu hình

Sau khi tạo thành công 1 instance RDS, bạn sẽ có các thông tin cấu hình cơ bản như user, password, endpoint của instance. Để lấy các thông tin đó và gửi cho dev, bạn cần thực hiện thao tác sau:

  • Truy cập vào trang quản trị Amazon RDS, chọn instance bạn vừa tạo

Chọn DB instance bạn vừa tạo

  • Tiếp theo kéo xuống dưới, bạn sẽ thấy các thông số config như minh họa

Thông tin cấu hình instance

 

Đây là endpoint giúp hệ thống kết nối tới cơ sở dữ liệu, bạn cần gửi thông tin này và user, password (bạn đã thiết lập ở trên) cho lập trình viên để họ có thể làm việc với DB instance bạn vừa tạo.

4. Kết luận

Amazon RDS là dịch vụ lưu trữ các cơ sở dữ liệu đám mây cho những ứng dụng lớn như ecommerce app, hệ thống cần khả năng mở rộng nhanh,… 

Với dịch vụ lưu trữ đám mây này, bạn có thể dễ dàng mở rộng, nâng cấp và tùy chọn cấu hình với mức chi phí phải trả thấp. Không vì chi phí thấp mà dịch hay phát sinh lỗi mà ngược lại, hệ thống này hoạt động khá trơn chu. Bạn nên yên tâm về tính ổn định của dịch vụ vì nó đã được nhiều ông lớn sử dụng như Netflix, Blackboard, Expedia, Unilever.

Hy vọng bài viết “Amazon RDS là gì? Tổng quan về dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây” của Rabiloo đã đưa ra một gợi ý về mặt giải pháp lưu trữ dữ liệu cho bạn và doanh nghiệp. Để xem thêm những bài viết khác, bạn có thể truy cập vào kênh tri thức của chúng tôi.

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống