Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / 7 bước cần thiết cho chiến lược chuyển đổi số thành công

7 bước cần thiết cho chiến lược chuyển đổi số thành công

15/12/2023
21/11/2023
7 bước cần thiết cho chiến lược chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số hiện nay không chỉ là một xu hướng của thời đại mà còn là yêu cầu thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Dưới áp lực chạy đua của công cuộc chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp đôi khi lại thực hiện một cách vội vàng mà chưa tính toán đến sự phù hợp và hiệu quả đối với doanh nghiệp của mình.

Rất khó để xác định một công thức chung cho việc chuyển đổi số thành công. Mỗi doanh nghiệp có điều kiện, yếu tố tác động khác nhau nên việc thực hiện copy - paste cách triển khai từ doanh nghiệp khác cách họ chuyển đổi số không phải là hướng đi đúng đắn. Việc thực hiện chuyển đổi số nên xuất phát từ chính các nhu cầu hay vấn đề của chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài viết này sẽ cung cấp những bước cần thiết nhất nhằm giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được chiến lược chuyển đổi số dễ dàng hơn. 

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình ứng dụng các công nghệ thông tin và kỹ thuật số vào mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, từ cách thức tổ chức làm việc cho đến cách tiếp cận và tương tác với khách hàng, nhằm mục đích tối ưu hóa các quy trình, tăng cường hiệu quả hoạt động, và thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.

Trong quá trình này, các doanh nghiệp sẽ sẽ áp dụng các công nghệ như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of Things (IoT), Điện toán đám mây (Cloud Computing), Big Data, Business Intelligence (BI) cùng nhiều công nghệ khác để cải thiện hiệu suất, tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp và cuối cùng, mở ra giá trị mới cho nhân viên, khách hàng và cổ đông.

Tại sao cần có chiến lược chuyển đổi số

Chiến lược chuyển đổi số là một kế hoạch tổng thể và hệ thống để thay đổi cách mà một tổ chức sử dụng công nghệ, quy trình, và nguồn nhân lực để cải thiện hiệu quả hoạt động và tạo ra giá trị mới. Mục tiêu của chiến lược này thường bao gồm việc tối ưu hóa các quy trình nội bộ, tăng cường khả năng tương tác với khách hàng, cải tiến trải nghiệm người dùng, và khai thác dữ liệu để đưa ra quyết định chính xác hơn.

Chuyển đổi số là một hành trình đầy thú vị với doanh nghiệp, tuy nhiên nó không phải một cuộc dạo chơi bởi nó đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí và công sức để thực hiện, nếu không thành công rất dễ dẫn đến những rắc rối thậm chí là khủng hoảng. Vì vậy, để thực hiện chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần thận trọng và lên chiến lược một cách kỹ càng. 

Các bước quan trọng cho chiến lược chuyển đổi số thành công

7 bước quan trọng cho chiến lược chuyển đổi số thành công

1.Đánh giá hiện trạng công nghệ của doanh nghiệp

Bước đầu tiên không phải là bắt tay vào việc lên kế hoạch xây dựng chuyển đổi số ngay lập tức vì nó tương tự như việc bạn chọn hướng đi mà không biết mình đang ở đâu. Tại bước này, doanh nghiệp nên đánh giá lại quy trình kinh doanh của mình cũng như kiểm tra lại mức hiệu suất, nguồn nhân lực, khả năng tài chính hiện tại và hiện trạng công nghệ ứng dụng lên toàn bộ hoạt động đó. Điều này có thể giúp doanh nghiệp loại bỏ những phương án không hiệu quả trong quá khứ cũng như xác định được đặc điểm, nhu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp một cách đúng đắn. 

2.Xác định mục tiêu chuyển đổi số

Sau khi xác định được hiện trạng và tình hình công nghệ, bạn cần xác định một cách rõ ràng về mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến sau khi chuyển đổi số. Việc xác định mục tiêu là vô cùng quan trọng, nhằm định hướng cho quá trình thực hiện cũng như đánh giá kết quả sau cùng của việc chuyển đổi số.

Mục tiêu chuyển đổi cần phải được xác định một cách cụ thể và rõ ràng, mục tiêu này có thể bao gồm cải thiện hiệu suất, tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa quy trình, hoặc cải thiện trải nghiệm khách hàng,... Ngoài ra, mục tiêu cũng cần phải được đưa ra một cách cân nhắc và thực tế, đảm bảo rằng nó có thể đạt được và phù hợp với tài nguyên và kỹ năng của công ty.

3.Xây dựng kế hoạch chiến lược cho chuyển đổi số

Việc lên kế hoạch là một trong những bước vô cùng quan trọng, nó quyết định việc bạn sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi số ra sao và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng. Kế hoạch chiến lược cho quá trình này phải được lập một cách chi tiết với các bước cụ thể với nguồn lực cần thiết và khung thời gian thực hiện. Kế hoạch này cần phải linh hoạt để thích nghi với những thay đổi không lường trước.

4.Lựa chọn công nghệ và đối tác

Công nghệ là yếu tố cốt lõi trong hành trình chuyển đổi số bởi lẽ, bản chất của việc chuyển đổi số là việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả, nhanh chóng và cắt giảm chi phí. Doanh nghiệp nên tìm hiểu và cập nhật các loại công nghệ trên thị trường hiện nay cũng như đánh giá các giải pháp phần mềm, cơ sở hạ tầng mạng, và công nghệ mới như AI, dữ liệu lớn, và điện toán đám mây., đặt ra câu hỏi “công nghệ nào phù hợp với chiến lược và giúp đạt được mục tiêu đã đề ra?”.

Tuy nhiên việc nắm bắt xu thế và lựa chọn công nghệ có thể trở thành bài toán khó đối với các doanh nghiệp Non-tech vì sự đa dạng và phức tạp của các công cụ, phần mềm, thiết bị hiện nay. Nếu chưa thực sự chắc chắn về lựa chọn của mình, doanh nghiệp nên lựa chọn một đối tác công nghệ nhằm tư vấn lựa chọn cũng như đồng hành xuyên suốt hành trình chuyển đổi số. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp nhất dựa trên chuyên môn của các chuyên gia công nghệ.

Rabiloo tự hào đã tư vấn chuyển đổi số thành công cho hơn 100 doanh nghiệp từ nhiều nước khác nhau, tìm hiểu thêm về dịch vụ tư vấn của chúng tôi: https://rabiloo.com/vi/tu-van-giai-phap-cong-nghe

5.Đào tạo đội nhóm và xây dựng văn hóa

Nhân sự trong doanh nghiệp cần được đào tạo và phát triển kỹ năng nhằm có thể sử dụng hiệu quả các công nghệ mới mà doanh nghiệp đang triển khai thực hiện. Việc sử dụng và quản lý công nghệ trong doanh nghiệp đôi khi phức tạp đối với các doanh nghiệp có bộ máy vận hành và dữ lượng thông tin lớn đòi hỏi phải có thêm các phòng ban, bộ chuyên trách hoạt các vị trí mới như CDO (Giám đốc số hóa), CIO (Giám đốc thông tin), CTO (Giám đốc công nghệ) nhằm chịu trách nhiệm, quản lý và xử lý các vấn đề liên quan.Doanh nghiệp cũng nên tập chung xây dựng văn hóa công ty cho phù hợp nhằm giúp nhân sự công ty thích ứng và hòa nhập với những thay đổi lớn của công ty. 

6.Thực hiện theo dõi và đo lường

Triển khai công việc theo kế hoạch đồng thời theo dõi chặt chẽ tiến độ. Bên cạnh đó, thực hiện việc đo lường và đánh giá liên tục theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện hiệu quả cũng như phát hiện và xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện.

7.Đánh giá kết quả

Sau khi triển khai, đánh giá kết quả so với mục tiêu đã đặt ra. Dựa trên đánh giá này, doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Kết luận

Bài viết trên cung cấp những bước cơ bản cần thiết trong việc xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên, không có một mẫu số chung cho tất cả doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số. Các doanh nghiệp cần tự chủ động nghiên cứu đưa ra những đánh giá riêng phù hợp với hiện trạng cũng như mục tiêu kinh doanh của mình. 


Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống