Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Vì sao lựa chọn Frontend framework để phát triển Web app?

Vì sao lựa chọn Frontend framework để phát triển Web app?

15/12/2023
22/10/2021
Vì sao lựa chọn Frontend framework để phát triển Web app?

Front end framework là gì?

Framework được hiểu một cách đơn giản là một cấu trúc thực tế hoặc cấu trúc khái niệm, nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng một thứ gì đó hữu ích từ việc mở rộng cấu trúc của nó. 

Software framework là một khái niệm trừu tượng, trong đó phần mềm cung cấp chức năng chung và có thể được thay đổi một cách có chọn lọc bởi mã do lập trình viên bổ sung, từ đó cung cấp phần mềm ứng dụng cụ thể. Ngoài ra, nó còn cung cấp một tiêu chuẩn xây dựng và triển khai các ứng dụng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ứng dụng phần mềm, sản phẩm và giải pháp.

Front end framework là một framework hỗ trợ việc phát triển giao diện người dùng cho các ứng dụng – thường là ứng dụng web. Nó thường bao gồm cách để xây dựng hệ thống các files, liên kết dữ liệu với các phần tử DOM, tạo styles cho các components, cấu hình định tuyến và thực hiện các yêu cầu AJAX.

Ưu điểm của Framework front end 

Tính năng phản ứng

Nó cho phép các web developers xây dựng các tính năng phản ứng nhanh chóng. Thay vì phải cập nhật HTML DOM thủ công; các frameworks cung cấp khả năng phản ứng nhằm đảm bảo cho DOM luôn được cập nhật ngay khi có bất kỳ sự thay đổi trạng thái, giúp giao diện người dùng hiển thị một cách trực quan và hiệu quả hơn.

Phát triển nhanh chóng

Framework cung cấp một cơ sở vững chắc giúp ứng dụng của bạn được phát triển nhanh chóng với cấu trúc chặt chẽ và ổn định.

Khả năng bảo trì và mở rộng

Thiết kế framework hiện đại khuyến khích một kiến trúc module, có thể bảo trì và mở rộng. Việc chia nhỏ ứng dụng thành các thành phần độc lập, có thể tái sử dụng, dễ dàng thực hiện các thay đổi hoặc bổ sung mới (nếu có) mà không ảnh hưởng đến phần còn lại của ứng dụng.

Trải nghiệm người dùng

Front end framework đảm nhận việc định tuyến và tìm nạp dữ liệu trở nên liền mạch, giao diện người dùng được cập nhật liên tục, không bị gián đoạn. Người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn với những cập nhật thay đổi mà không cần phải lặp lại quá trình làm mới toàn bộ trang web, điều đó là nhờ vào thiết kế xử lý các cập nhật bất đồng bộ.

Có thể bạn quan tâm: Spring framework là gì, vì sao nên sử dụng để phát triển ứng dụng web?

Một số hạn chế bạn cần lưu ý khi sử dụng framework front end

Tìm hiểu công nghệ mới

Để sử dụng một framework một cách hiệu quả cần có thời gian để tìm hiểu cú pháp, công cụ và cần hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của nó. Do đó, một đội ngũ developers giỏi, nhiều kinh nghiệm là cần thiết để phát triển ứng dụng của bạn.

Không phù hợp với dự án nhỏ

Đối với các ứng dụng web tĩnh hoặc những trang web chỉ có một số tính năng nhỏ, ít khi cần tương tác với người dùng, để tránh lãng phí và làm chậm tốc độ load trang web bạn có thể không cần đến sự hỗ trợ của framework.

Khi nào nên sử dụng front end frameworks? 

Từ những vấn đề bạn đã gặp phải trước đó, và dựa trên những gì bạn muốn hướng đến. Dưới đây là một số giải pháp công nghệ phù hợp cho từng nhu cầu của bạn.

HTML/CSS cổ điển

Điểm chính của giải pháp này là các trang web tĩnh được tạo ra phía server trước khi trả về trình duyệt. Giao diện hiển thị đơn giản chỉ bao gồm các thẻ HTML được tạo styles với các thuộc tính CSS và không có tương tác của người dùng (ngoại trừ một số trường hợp mặc định).

JS & thư viện mỏng nhẹ

Bạn có thể sử dụng JS thuần hoặc thư viện JS (ví dụ jQuery) cho ứng dụng web quy mô nhỏ. Ở giải pháp này, giao diện web đáp ứng được tương tác đơn giản của người dùng như tương tác với form (kiểm tra định dạng nhập, kiểm tra dữ liệu....), cập nhật giao diện của trình duyệt khi người dùng tương tác với trang web mà không cần tải lại trang.

Front end Framework

Tuỳ vào Front end Framework bạn đã lựa chọn, giao diện người dùng và các tính năng đã được các nhà phát triển tạo ra và đóng gói thành một bộ khung hoàn chỉnh - một nền móng cơ bản mà dựa vào đó lập trình viên có thể xây dựng được mọi thứ một cách nhanh chóng. Nó là thực sự là một giải pháp tuyệt vời khi bạn muốn xây dựng một ứng dụng quy mô lớn hơn, đáp ứng tốt các tương tác, yêu cầu nâng cao của người dùng. Góp phần đem đến cho người dùng một trải nghiệm mượt mà – mang ý nghĩa là của một ứng dụng web thực thụ.

Front end framework giúp xây dựng một ứng dụng có thể tương tác với người dùng một cách linh hoạt, nhanh chóng, độ trễ thấp. Kiến trúc module chia nhỏ giao diện thành các thành phần độc lập, có thể tái sử dụng giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí phát triển, dễ dàng bảo trì và sẵn sàng đáp ứng mở rộng trong tương lai – một kiến trúc tốt cho ứng dụng của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Top 10 công ty thiết kế app cho khách hàng Nhật Bản tốt nhất Việt Nam

Top framework front end được sử dụng nhiều nhất hiện nay

React

Ưu điểm

Nhược điểm

Xây dựng thành phần độc lập, có thể tái sử dụng giúp tiết kiệm thời gian, chi phí

Cập nhật công nghệ liên tục dẫn đến mặt trái là tài liệu hạn chế

Virtual DOM đơn giản và giúp tăng hiệu suất

JSX có thể là một rào cản

Thư viện mã nguồn mở với nhiều công cụ hỗ trợ

 

Angular

Angular là một front end framework mã nguồn mở dựa trên Typescript và được phát triển bởi Google. Nó mang lại năng suất và cơ sở hạ tầng có thể mở rộng hỗ trợ các ứng dụng lớn của Google.

Ưu điểm

Nhược điểm

Liên kết dữ liệu hai chiều giúp đồng bộ hóa thời gian thực giữa View và Model

Tài liệu CLI không được xác định rõ ràng

Tốc độ và hiệu suất cao

Khá phức tạp và khó sử dụng

Hệ sinh thái rộng lớn

 

VueJS

VueJS là một trong những framework đơn giản và linh hoạt với kích thước nhỏ gọn. Nó giải quyết được sự phức tạp mà các nhà phát triển phần mềm Angular phải đối mặt. 

Vue cũng chứa các tính năng nổi bật giống với các thư viện khác như cú pháp template, liên kết dữ liệu hai chiều trong Angular, triển khai Virtual DOM trong React

Ưu điểm

Nhược điểm

Tài liệu chi tiết và phong phú

Rủi ro từ sự linh hoạt quá mức có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của dự án

Đơn giản và linh hoạt

Cộng đồng hỗ trợ hạn chế

Khả năng tái sử dụng và tích hợp đơn giản

 

Kết luận

Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn cũng có thể tìm được câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “Tôi có nên lựa chọn front end framework để phát triển ứng dụng web hay không”. Ngoài ra, trong quá trình lựa chọn hay là triển khai dự án, nếu có bất cứ băn khăn, thắc mắc nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn.

Rabiloo là nơi quy tụ những lập trình viên có kinh nghiệm lâu năm trong việc phát triển những ứng dụng dựa trên Angular, React, Vue. Chúng tôi tự hào trong nhiều năm liền được hợp tác và làm việc với nhiều công ty trên thế giới như: Nhật Bản, Pháp, Mỹ…Hãy để chúng tôi biến những ý tưởng của bạn thành những sản phẩm công nghệ hàng đầu.

 

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống