Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Quản trị doanh nghiệp / Tổng quan về mô hình thác nước - WATERFALL MODEL

Tổng quan về mô hình thác nước - WATERFALL MODEL

15/12/2023
12/10/2021
Tổng quan về mô hình thác nước - WATERFALL MODEL

Mô hình thác nước (hay còn gọi là Waterfall model) là một trong nhiều phương pháp quản lý dự án thường xuyên được nhà phát triển phần mềm sử dụng. Cũng giống như những phương thức khác, mô hình này mang những ưu và nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu kỹ xem nó có phù hợp với dự án và tổ chức của bạn hay không trong bài viết dưới đây.
 
Trước khi đi sâu vào Waterfall model, cùng tìm hiểu qua về quản lý dự án và những phương pháp quản lý dự án phổ biến hiện nay.

1. Quản lý dự án 

Quản lý dự án là phương pháp tập trung về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, theo sát quá trình thực thi của dự án. Chủ yếu là theo dõi tiến độ làm việc và chất lượng công việc của các thành viên tham gia dự án.Vì vậy, mỗi phương pháp quản lý dự án nên được lựa chọn và áp dụng một cách linh hoạt và thực tiễn. Dưới đây là 5 phương pháp quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay :

  • AGILE - Dự án nhanh nhẹn

  • WATERFALL - Mô hình thác nước

  • LEAN - Quản trị tinh gọn

  • SCRUM - Quy trình quản lý dự án thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc của Agile

  • KANBAN - Bảng và thẻ

2. Vai trò của mô hình quản lý dự án

Để đảm bảo sản phẩm được giao tới khách hàng đúng theo kế hoạch, ngoài việc khai thác nhân lực, kỹ thuật,...nhà quản lý cần sử dụng một mô hình quản lý phù hợp cho dự án của mình. 

Việc áp dụng chuẩn mực của các mô hình giúp dự án được triển khai một cách có hệ thống, đúng quy trình, tránh được các rủi ro phát sinh trong quá trình làm dự án. 

Vậy ngay bây giờ, cùng tìm hiểu về Mô hình thác nước (Waterfall), một trong 5 mô hình phổ biến nhất hiện nay.

3. Mô hình thác nước là gì?

Mô hình thác nước là phương pháp quản lý dự án dựa trên tiến trình, kế hoạch được tổ chức tuần tự và liên tiếp. Mô hình thác nước được tạo với mục đích quản lý vòng đời phát triển phần mềm. Nhưng cũng có thể ứng dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác.

Mô hình thác nước chú trọng vào sự tiến triển logic của các bước được thực hiện. Sau khi phạm vi dự án được xác định, các nhóm sẽ được phân công công việc với mục tiêu và lịch trình thực hiện cụ thể. Mỗi nhóm sẽ thực thi một phần hoặc một giai đoạn của dự án. Mỗi giai đoạn phải được vận hành tuần tự theo quy trình đã lên kế hoạch trước đó, thực hiện lần lượt và nối tiếp nhau, giai đoạn sau sẽ bắt đầu khi giai đoạn trước nó đã được hoàn thành.

4. Các giai đoạn của waterfall model

 

Mô hình quản lý dự án mô hình thác nước - waterfall

Mô hình Waterfall model bao gồm những giai đoạn sau:

  • Xác định các yêu cầu

  • Phân tích, lên kế hoạch thiết kế hệ thống

  • Thực hiện theo kế hoạch

  • Kiểm thử sản phẩm

  • Triển khai ứng dụng

  • Bảo trì hệ thống    

Trong sơ đồ trên cũng đã thể hiện thứ tự của các giai đoạn trong mô hình này. Ứng dụng thực mô hình thác nước trong một dự án là một quá trình rõ ràng, do áp dụng đặc điểm tuần tự từng bước một của mô hình này để phát triển một ứng dụng hoàn thiện.

Xác định các yêu cầu

Đây là giai đoạn nhóm phát triển phân tích yêu cầu của khách hàng một cách chi tiết để hiểu rõ mục đích cuối cùng của khách hàng là gì. Sau đó, tạo ra một tài liệu thiết kế chuẩn nêu rõ các chức năng, cách hoạt động, và ứng dụng như thế nào sau khi đưa vào sử dụng. Làm tốt giai đoạn này, nhà quản lý sẽ giúp đội ngũ thực hiện trôi chảy các hạng mục công việc của nhóm mình.

Phân tích, lên kế hoạch thiết kế hệ thống.

Từ những yêu cầu được phân tích và thiết lập trong bước trên, nhóm thực hiện dự án tạo thiết kế cho sản phẩm. Bao gồm cả thiết kế phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình, lưu trữ dữ liệu. 

Tại bước này nếu gặp vấn đề không thể thiết kế theo yêu cầu của khách hàng thì sẽ phải thực hiện lại bước xác định yêu cầu, đàm phán lại với khách hàng.

Thực hiện theo kế hoạch

Đây là giai đoạn chính để xử lý các yêu cầu kỹ thuật nhằm đạt được mục đích của khách hàng. Ví dụ như lựa chọn ngôn ngữ lập trình, môi trường phát triển, lựa chọn các dịch vụ tiện ích. Với dự án phát triển phần mềm, đây là lúc các lập trình viên xây dựng hệ thống theo thiết kế đã được lập ra một cách cụ thể, chi tiết, và đầy đủ các chức năng của sản phẩm. 

Kiểm thử sản phẩm

Giai đoạn này là giai đoạn kiểm định sản phẩm, các thành viên QA và tester sẽ tiến hành test hoạt động của hệ thống, tìm ra các lỗi vận hành, lỗi hệ thống không đáp ứng đúng theo yêu cầu của khách hàng. 

Đây là giai đoạn quan trọng trước khi sản phẩm được triển khai thực tế tới tay khách hàng. Nếu phát hiện lỗi thì yêu cầu lại bên đội ngũ thực thi cụ thể là nhóm các lập trình viên sẽ phải sửa lại cho tới khi sản phẩm được hoàn thiện theo đúng thiết kế.

Triển khai ứng dụng

Sản phẩm sau khi được tạo ra sẽ đưa vào môi trường thực tế để cho người dùng sử dụng và trải nghiệm. Đây chính là giai đoạn sản phẩm thực sự đi vào sử dụng và hoạt động theo yêu cầu.

Tại đây nhóm thực thi dự án cần đảm bảo môi trường hoạt động đúng theo yêu cầu, không có lỗi trên server. Các tiêu chí test đã được đáp ứng hoàn toàn đảm bảo sản phẩm không gặp vấn đề gì và hoạt động theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng.

Bảo trì hệ thống

Giai đoạn này là bước cuối của toàn bộ quy trình làm dự án. Nhóm phát triển sẽ nghe phản hồi ý kiến từ khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh và duy trì ứng dụng luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Trong các dự án phần mềm, thường sẽ là giai đoạn mà các bản update được phát hành để cập nhật và sửa lỗi.

5. Phân tích ưu nhược điểm của waterfall.

Ưu điểm

  • Mô hình thiết kế đơn giản, dễ nắm bắt và áp dụng, quy trình rõ ràng theo từng bước.

  • Dễ quản lý và bảo trì bởi cách tiếp cận tuần tự và cố định theo từng bước. 

  • Các yêu cầu input và output được xác định rõ ràng nên thuận lợi trong công tác kiểm thử sản phẩm.

  • Áp dụng mang lại hiệu quả cao trong các dự án nhỏ, với các yêu cầu rõ ràng.

  • Có nhiều tài liệu cung cấp cho khách hàng tham khảo về mô hình dự án.

Nhược điểm

  • Không phải mô hình lý tưởng cho các dự án lớn và dài ngày 

  • Hiệu quả không cao đối với những dự án chưa xác định được rõ các yêu cầu từ ban đầu.

  • Khó thích ứng với thay đổi bao gồm yêu cầu, kế hoạch, phạm vi dự án.

  • Độ trực quan thấp và tiến độ chuyển giao chậm vì đến cuối chu trình người dùng mới nhìn thấy và sử dụng sản phẩm.Không thể xem sản phẩm khi đang trong quá trình làm.

 6. Dự án nào phù hợp với mô hình thác nước?

Mô hình thác nước phù hợp với các dự án quy mô lớn lớn, yêu cầu duy trì các giai đoạn và thời hạn theo đúng kế hoạch đã lập ra. Hoặc các dự án đã được thực hiện nhiều lần mà ít xảy ra phát sinh trong quá trình thực thi. Đặc biệt phù hợp trong dự án sản xuất và xây dựng các sản phẩm vật lý và theo các đơn đặt hàng, có thể dễ dàng tham khảo áp dụng các quy trình quản lý  từ các dự án trước đó vào công việc hiện tại với rất ít hoặc không cần điều chỉnh. 

Việc áp dụng mô hình Waterfall được khuyến khích khi người thực thi phải nắm rõ yêu cầu của dự án một cách tốt nhất, yêu cầu về tính rõ ràng và tính ổn định cao như: 

  • Mô hình thác nước nên sử dụng khi mà đội dự án đã có kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn và kỹ thuật cao bởi mô hình này yêu cầu  sự chính xác ngay từ khi bắt đầu dự án.

  • Mô hình thác nước phù hợp với những dự án mà khách hàng đã đưa ra được yêu cầu cụ thể, chính xác ngay từ đầu và ít có khả năng thay đổi..

  • Áp dụng đối với những khách hàng lớn mà phong cách làm việc của họ chủ yếu theo mô hình truyền thống hoặc những khách hàng không mong muốn có nhiều thay đổi trong dự án.

  • Nắm vững được công nghệ và sự phát triển của công nghệ.

7. Kết luận

Tóm lại, mô hình thác nước (waterfall) là một phương thức quản lý dự án bao gồm các giai đoạn được sắp xếp logic. Khi áp dụng mô hình, tất cả thành viên tham gia dự án sẽ vai trò của mình nằm ở đâu, khi nào mình cần bắt đầu thực hiện vai trò đó. 

Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng có thể áp dụng waterfall. Mô hình này phù hợp với kiểu dự án có yêu cầu cụ thể, chính xác ngay từ đầu và ít thay đổi. Vì vậy, ngoài kiểu mô hình này, hãy tham khảo thêm những phương pháp quản lý dự án khác để sử dụng linh hoạt với từng khách hàng khác nhau. 

Để đọc thêm nhiều bài viết về chủ đề quản lý dự án, vui lòng truy cập vào kênh tri thức của Rabiloo.

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống