Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / React Native là gì? 8 lý do chọn React native khi phát triển ứng dụng

React Native là gì? 8 lý do chọn React native khi phát triển ứng dụng

15/12/2023
24/10/2021
React Native là gì? 8 lý do chọn React native khi phát triển ứng dụng

Bài toán làm sao để vừa tối ưu ngân sách những vẫn đem đến hiệu quả, luôn là nỗi băn khoăn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp khi quyết định tham gia vào thị trường phát triển app. Ứng dụng đa nền tảng ra đời chính là đáp án giúp giải quyết mọi vấn đề nêu trên.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về React Native 1 trong những framework hàng đầu trong lập trình ứng dụng đa nền tảng. Chắc chắn bạn sẽ tìm được những thông tin hữu ích!

1. Native app và hybrid app (ứng dụng đa nền tảng) là gì?

1.1 Native app

Như cái tên của nó, native app là những ứng dụng được phát triển trên các ngôn ngữ lập trình gốc để sử dụng trên chỉ một nền tảng hoặc thiết bị cụ thể. và sẽ không sử dụng được mã này để build trên các nền tảng khác. Ví dụ như Swift hoặc Objective-C sẽ hoạt động trên iOS và Java là dành cho Android. 

 

Swift/Objective-C hay java/kotlin là những ngôn ngữ được Apple và Android sử dụng, chúng chưa thể dùng để xây dựng ứng dụng đa nền tảng.

Swift/Objective-C hay java/kotlin là những ngôn ngữ được Apple và Android sử dụng, chúng chưa thể dùng để xây dựng ứng dụng đa nền tảng.

1.2 Hybrid app (ứng dụng đa nền tảng)

Đây là những ứng dụng được sử dụng để chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như: iOS, Android, Windows Phone... Chúng ta có thể lập trình, phát triển những ứng dụng này cùng một lúc chứ không phải làm tất cả riêng lẻ. Một trong những công cụ giúp chúng ta làm được điều đó là React Native. Chúng ta sẽ nói kỹ hơn về công cụ này ở phần sau.

2. Khi nào cần đến ứng dụng đa nền tảng và lợi ích của nó

2.1 Tiếp cận được nhiều người dùng hơn

Khi ứng dụng của bạn được xuất hiện trên nhiều nền tảng, nó sẽ tương tác được với nhiều người hơn và sẽ thuận tiện cho việc khai thác tiềm năng của thị trường và có thể dễ dàng tiếp thị cũng như truyền thông đại chúng hơn.

2.2 Tăng tốc độ, giảm chi phí phát triển

Với những khách hàng có ngân sách bé, cần tiết kiệm thì lập trình ứng dụng đa nền tảng là quyết định tuyệt vời khi chỉ cần một mã nguồn để có thể chạy trên nhiều nền tảng khác nhau, và bạn không cần nhiều lập trình viên.

2.3 Logic ứng dụng cũng sẽ được đồng nhất

Logic ứng dụng cũng sẽ được đồng nhất, không cần tốn nhiều nhân lực để tìm cùng một lỗi nhưng có thể logic khác nhau cho từng nền tảng.

3. React Native là gì? Ưu và nhược điểm của lập trình React Native?

Ở trên chúng ta đã tìm hiểu qua về lập trình ứng dụng đa nền tảng. Tiếp theo, chúng tôi sẽ nói sâu hơn về một trong những framework nổi tiếng nhất dùng trong phát triển ứng dụng đa nền tảng - React Native.

React Native là một framework mã nguồn mở do Facebook phát triển để lập trình ứng dụng di động có thể chạy trên Android và iOS sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript.

3.1 Ưu điểm

  • Cộng đồng lớn: Từ khi xuất hiện vào năm 2015 đến nay, cộng đồng lập trình viên và đội ngũ hỗ trợ đã và đang phát triển rất mạnh. Chúng ta có thể dễ dàng nhận được hỗ trợ từ một cộng đồng lớn nhà phát triển đang sử dụng framework này mỗi khi gặp vấn đề xảy ra

  • Hiệu năng tốt: Với việc hoạt động bằng cách tương tác với các thành phần gốc của Android và iOS nên hiệu năng của ứng dụng React native là rất ổn định.

  • Có khả năng tái sử dụng mã nguồn tốt: Sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian phát triển ứng dụng.

  • Quá trình debug khi phát triển dễ dàng, giúp dễ dàng tránh lỗi, góp phần nâng cao chất lượng dự án. 

  • Có chức năng hot reloading mỗi khi sửa code giúp cho thời gian run app được rút ngắn lại rất nhiều.

  • Dễ dàng khi đăng ký ứng dụng trên store.

  • Còn rất nhiều ưu điểm tốt của React Native như: Hỗ trợ update ứng dụng trực tiếp không cần phải đẩy lại app qua store bằng cách sử dụng thư viện Code Push, dễ học…

  • Mất ít thời gian để làm ứng dụng demo cho khách hàng.

3.2 Nhược điểm

  • Không hỗ trợ Windows Phone.

  • Không phát triển được một ứng dụng phức tạp nếu không biết thêm về các ngôn ngữ như Java, Swift...

  • Hiệu năng kém hơn native app (điều này là hiển nhiên với bất kỳ framework hỗ trợ đa nền tảng nào)

  • Khả năng quản lý bộ nhớ chưa được tốt, cần nhiều kinh nghiệm khi lập trình.

  • Với một số module, tương tác chưa được tốt, cần phải sử dụng thư viện bên thứ ba. 

4. Những ứng dụng được viết bằng React Native

React native đã đi được một chặng đường dài kể từ khi ra mắt, và đã được nhiều ông lớn sử dụng thành công. Hiện nay React Native đang được rất nhiều công ty trên thế giới sử dụng để phát triển những sản phẩm Outsourcing hoặc phát triển những ứng dụng, hệ thống của những công ty đó.

Tiêu biểu trong số này có thể kể đến:

  • Facebook

  • Instagram

  • Skype

  • Pinterest

  • Bloomberg

  • Discord

5. Tổng kết

Tổng kết lại chúng ta có thể thấy rằng, ứng dụng đa nền tảng đang dần trở thành xu hướng mà nhiều doanh nghiệp cũng như các lập trình viên quan tâm, chú ý. Lý do vì những ưu điểm hết sức nổi bật của React native như: thuận tiện trong việc phát triển, nâng cấp, bảo trì cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí. Cũng không quá bất ngờ khi chúng lại được yêu thích đến vậy.

Tuy React native còn nhiều hạn chế, nhưng việc chúng được rất nhiều các công ty lớn trên thế giới lựa chọn cũng phần nào lý giải được sự yêu việt của nó.

Tại Rabiloo, chúng tôi đã phát triển rất nhiều dự án về React native cho các doanh nghiệp Nhật Bản, cũng như nhiều nước trên thế giới. Với phương châm: đem đến cho khách hàng những sản phẩm công nghệ chất lượng cao, chúng tôi sẽ luôn nỗ lực để theo đuổi mục tiêu đó.

Nếu bạn đang phân vân, hoặc thắc mắc về việc lựa chọn phương án phát triển ứng dụng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống