Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Quy trình phát triển website. Cách tối ưu để tiết kiệm thời gian & chi phí

Quy trình phát triển website. Cách tối ưu để tiết kiệm thời gian & chi phí

15/12/2023
05/12/2021
Quy trình phát triển website. Cách tối ưu để tiết kiệm thời gian & chi phí

Chúng ta thường cho rằng việc viết mã nguồn (coding) là yếu tố chính và là toàn bộ công việc mà lập trình viên cần làm khi phát triển website. Tuy nhiên, để một dự án thành công, giai đoạn thu thập thông tin, lập kế hoạch chi tiết, bảo trì hệ thống sau khi ra mắt sản phẩm là những phần không thể thiếu. Tất cả tạo nên một quy trình phát triển website toàn diện.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sâu về từng bước trong quy trình phát triển website tổng thể và cách chúng tôi đã tối ưu hóa để đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện dự án như thế nào. 

Dưới đây là 7 bước chính trong quy trình phát triển Website:

1) Thu thập thông tin

2) Lập kế hoạch

3) Thiết kế giao diện

4) Viết tài liệu đặc tả SRS

5) Viết mã nguồn

6) Kiểm thử, Đánh giá và ra mắt sản phẩm

7) Bảo trì 

Trước khi giới thiệu về từng bước, cùng tìm hiểu qua về cách quản lý tiến độ của một dự án phát triển website.

Quản lý tiến độ phát triển website

Khi nghĩ tới việc xây dựng website, bạn cần quan tâm tới 2 vấn đề chính: chi phí và thời gian. Hai giá trị này phụ thuộc phần lớn vào quy mô và phạm vi của dự án. 

Để phác thảo tổng quan thời gian của toàn bộ quá trình phát triển, bạn có thể tạo một workspace để quản lý tiến trình, quản lý công việc và thiết lập các mốc thời gian quan trọng cho dự án. Đó cũng là cách tốt nhất để theo dõi tiến độ dự án và để đảm bảo dự án đúng thời hạn. Một số ứng dụng quản lý công việc hiệu quả và miễn phí hiện nay: Trello, Slack, Calendar.

Đối với Rabiloo, toàn bộ dự án được quản lý trên phần mềm quản lý công việc nội bộ Weekly.

quy trình phát triển website với phần mềm weekly của rabiloo

Màn hình quản lý tiến trình phát triển website

Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ chuẩn bị mô tả chi tiết về toàn bộ quy trình phát triển trang web, thời gian ước tính cho từng bước và danh sách kiểm tra để chắc chắn bạn không bỏ sót điều gì.

Quy trình phát triển website

Bước 1. Thu thập thông tin: Mục đích, mục tiêu chính và đối tượng khách hàng

Giai đoạn này tập trung tìm hiểu và nghiên cứu về yêu cầu khách hàng để quyết định các bước tiếp theo sẽ thực hiện như thế nào. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong bước này là hiểu rõ về mục đích của website, các chức năng website sẽ cung cấp, nhóm người dùng mục tiêu của website và thu thập đầy đủ các yêu cầu từ phía khách hàng, người dùng. Trả lời những câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta lựa chọn được phương án tốt nhất để triển khai dự án sau này.

Thời gian ước lượng thực hiện: từ 1 tới 2 tuần. 

Bước 2. Lên kế hoạch: tạo Sitemap và Wireframe

Ở bước này, lập trình viên sẽ đưa cho khách hàng cái nhìn tổng quan về website bằng các sitemap, wireframe hoặc bảng biểu dựa trên các thông tin đã thu thập được ở bước 1.

Ví dụ: Sitemap của trang web XB Software

Sitemap sẽ mô tả mối liên kết các thành phần chính của website. Việc trình bày như vậy sẽ giúp khách hàng hiểu website được sử dụng như thế nào, nó cho thấy mối quan hệ giữa các trang khác nhau, vì vậy khách hàng có thể đánh giá được người dùng cuối sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin hoặc dịch vụ từ trang chính Homepage. Lý do chính của việc tạo sitemap là để xây dựng website thân thiện nhất với người dùng và dễ dàng điều hướng.

Có thể bạn quan tâm: Sitemap là gì? Lợi ích của sitemap cho website và quá trình SEO

Sitemap cho phép bạn hiểu được cấu trúc bên trong của website nhưng không mô tả giao diện người dùng. Bởi vậy, khách hàng đôi khi chưa hình dung rõ ràng được cách mà người dùng của họ điều hướng trên trang như thế nào. Trong trường hợp này, một wireframe được tạo ra, là một bản trình bày trực quan cho giao diện người dùng. Nhưng nó không chứa bất kì yếu tố thiết kế nào như màu sắc, biểu tượng,... Nó chỉ mô tả các yếu tố sẽ được thêm vào trang và vị trí của chúng.

Ví dụ: Hình ảnh mô tả sơ lược các phần của giao diện màn hình home youtube

Thời gian ước lượng thực hiện: từ 2 tới 6 tuần. 

Bước 3. Thiết kế website: tạo bố cục trang, đánh giá và phê duyệt

Trong giai đoạn thiết kế, trang web của chúng ta sẽ trực quan hơn với các nút, hình ảnh, video,... sẽ được tạo. Một lần nữa, tất cả thông tin được thu thập trong giai đoạn đầu tiên là rất quan trọng. Các yêu cầu của khách hàng và trải nghiệm người dùng phải luôn được ghi nhớ trong khi thực hiện thiết kế.

Có thể bạn quan tâm: Nâng cao trải nghiệm người dùng với Single page application

Bố cục trang web là một bản phác họa đồ họa hoặc một thiết kế đồ họa thực tế. Chức năng chính của bố cục là thể hiện cấu trúc thông tin, trực quan hóa nội dung và các chức năng cơ bản.

Sau đó, khách hàng có thể xem bố cục trang web và gửi lại phản hồi của họ. Nếu khách hàng không đồng ý về thiết kế của bạn, bạn nên thay đổi và gửi cho khách hàng đánh giá lại. Chu kỳ này nên được lặp lại cho đến khi khách hàng hoàn toàn hài lòng.

Thời gian ước lượng thực hiện: từ 3 tới 8 tuần.

Bước 4. Viết tài liệu đặc tả SRS (Software Requirement Specification)

SRS là tài liệu được sử dụng để mô tả chi tiết các yêu cầu chức năng và phi chức năng của hệ thống. Tài liệu này sẽ hỗ trợ đưa ra các tính năng của hệ thống hoặc dùng cho việc đọc hiểu hệ thống của phía khách hàng.

Đây là một tài liệu quan trọng cho đội phát triển (system analyst, business, analyst, code) và kiểm thử (tester). Ngoài ra, dựa vào các yêu cầu trong SRS, ta có thể đánh giá được số lượng scope, thời gian hoàn thành và các chi phí trong quá trình phát triển sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thời gian ước lượng thực hiện: từ 2 tới 4 tuần.

Bước 5. Viết mã nguồn (Coding)

Ở bước này, cuối cùng bạn có thể bắt tay vào tạo trang web. Trước tiên khi bắt tay vào viết mã nguồn, chúng ta cần lựa chọn công nghệ, ngôn ngữ lập trình phù hợp cho dự án.

Các lập trình viên sẽ dựa trên các thiết kế trang web từ giai đoạn trước và sử dụng mã nguồn để làm cho trang web hoạt động và chạy trơn tru. Theo sơ đồ trang web, trang chủ sẽ được thiết kế đầu tiên, sau đó là các trang chức năng khác. 

Thời gian ước lượng thực hiện: từ 6 tới 15 tuần.

Bước 6. Kiểm thử, Đánh giá và ra mắt sản phẩm

Quá trình kiểm thử là quá trình thường xuyên nhất của một quy trình. Mọi liên kết nên được kiểm tra để đảm bảo rằng không có liên kết nào bị lỗi hay gián đoạn. Bạn nên kiểm tra mọi biểu mẫu, mọi câu lệnh và kiểm tra lỗi chính tả của toàn bộ trang web. Sử dụng các tiêu chuẩn web chung để kiểm tra xem mã nguồn có đảm bảo sự tương thích giữa các trình duyệt hay không.

Có thể bạn quan tâm: Kiểm thử website thương mại điện tử và 9 nguyên tắc bất biến

Sau khi đã kiểm thử xong, chúng ta sẽ triển khai trang web lên máy chủ (server). Sau khi triển khai xong mã nguồn lên máy chủ, chúng ta nên chạy thêm một bài kiểm tra cuối cùng để đảm bảo rằng các mã nguồn đã được cài đặt chính xác.

Thời gian ước lượng thực hiện: từ 2 tới 4 tuần.

Bước 7. Bảo trì: Theo dõi hệ thống và cập nhật thường xuyên

Điều quan trọng cần lưu ý, hay coi trang web là một dịch vụ hơn là một sản phẩm. Bạn nên đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt, mọi người đều hài lòng và luôn chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện các thay đổi trong trường hợp khác.

Hãy bổ sung thêm hệ thống phản hồi vào chức năng của trang web để cho phép bạn phát hiện các vấn đề có thể xảy ra mà người dùng cuối gặp phải. Trong trường hợp này, ưu tiên cao nhất là phải khắc phục sự cố càng nhanh càng tốt. Nếu không, người dùng có thể sẽ không sử dụng trang web của bạn mà sử dụng một trang web khác tốt hơn.

Điều quan trọng khác là giữ cho trang web luôn được cập nhật. Các bản cập nhật thường xuyên sẽ giúp tránh được lỗi và giảm rủi ro bảo mật.

Danh sách kiểm tra các bước phát triển website

Để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ giai đoạn nào và luôn theo đúng tiến độ dự án, hãy bám sát vào checklist sau của chúng tôi:

Cách tối ưu hóa giai đoạn viết mã nguồn (Coding)

Như đã nói trước đó, Rabiloo luôn có cách để tối ưu hóa quy trình làm việc để tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

Để một trang web hoạt động ổn định và thời gian thao tác nhanh chóng, việc lập trình mã nguồn đóng vai trò chính quyết định chất lượng trang web. Do vậy, việc làm sao để cải thiện chất lượng mã nguồn cần được quan tâm. Dưới đây là một số cách mà Rabiloo đã áp dụng để rút ngắn thời gian và cải thiện chất lượng code.

Lựa chọn mô hình phát triển website phù hợp:

Agile

Mô hình này triển khai tuần tự các giai đoạn. Đầu ra của giai đoạn trước là đầu vào của giai đoạn sau. Mô hình này phù hợp với dự án nhỏ, ngắn hạn và có ít thay đổi về yêu cầu.

Scrum

Mô hình này chia các yêu cầu ra làm theo từng giai đoạn. Mỗi 1 giai đoạn (sprint) chỉ làm 1 số lượng yêu cầu nhất định. Scrum là mô hình hướng khách hàng, nó sẽ đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng. Mô hình phù hợp cho những dự án mà yêu cầu của khách hàng chưa rõ ràng ngay từ đầu. 

Có thể bạn quan tâm: Tổng quan về mô hình thác nước - WATERFALL MODEL

Lựa chọn công nghệ (technical stack) dựa trên:

  • Quy mô và độ phức tạp của dự án;

  • Đặc điểm kỹ thuật và chức năng của hệ thống;

  • Tính linh hoạt và khả năng mở rộng của công nghệ;

  • Độ thông thạo và kinh nghiệm của các thành viên trong dự án;

Tổ chức mã nguồn rõ ràng 

Mã nguồn là khung xương của một sản phẩm phần mềm. Do đó việc tổ chức mã nguồn tối ưu cũng sẽ giúp cho các lập trình viên dễ dàng làm việc trong quá trình viết code và nắm bắt rõ ràng luồng hoạt động của chức năng. Mã nguồn nên chia thành các repository

  • Tầng Controller: quản lý các API của hệ thống;

  • Tầng Service: quản lý các logic của chức năng;

  • Tầng Repository: thao tác với database để lấy data cho xử lý logic ở Service;

  • Tầng Model: quản lý các đối tượng của hệ thống;

Quản lý các file mã nguồn: các trang HTML, CSS, JS… trên các hệ thống máy chủ như Gitlab, Github để lưu trữ và quản lý kho code dễ dàng, an toàn và truy cập nhanh chóng thông qua Internet.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ lập trình

Intellij: là một IDE hỗ trợ lập trình nhiều ngôn ngữ khác nhau: Java, HTML, VueJS,… Ưu điểm của ứng dụng này là giúp lập trình viên dễ dàng phát hiện và cảnh bảo các lỗi lập trình. Điều này giúp lập trình viên tránh được rất nhiều sai sót trong khi viết mã nguồn.

Jmeter: giúp cho lập trình viên kiểm tra hiệu năng, thời gian chạy của các chức năng trong hệ thống. 

TỔNG KẾT

Bạn nên luôn nhớ rằng dự án phát triển website không bắt đầu bằng việc viết mã nguồn và không kết thúc sau ngày cuối cùng ra mắt sản phẩm. Các giai đoạn chuẩn bị đều có liên quan và có mục đích cho các giai đoạn phát triển tiếp theo trong quy trình phát triển website. 

Là một đối tác công nghệ hơn 5 năm kinh nghiệm của nhiều doanh nghiệp trên thế giới, Rabiloo sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Nếu bạn đang cần hợp tác cùng một đơn vị phát triển website, hãy cân nhắc tới dịch vụ của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp và thấu hiểu luôn sẵn sàng lắng nghe và đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.

 

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống