Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Microservices là gì? Kiến trúc nhỏ - dự án to.

Microservices là gì? Kiến trúc nhỏ - dự án to.

15/12/2023
25/10/2021
Microservices là gì? Kiến trúc nhỏ - dự án to.

1. Hệ thống Microservices là gì?

Microservice là một kiến trúc trong đó hệ thống sẽ được chia thành các phần nhỏ hơn. Mỗi phần được chia nhỏ gọi là một service. 

Vậy tại sao lại cần phân tách chúng ra thành nhiều phần như vậy? Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về cách các ứng dụng truyền thống hoạt động như thế nào.

Một hệ thống bình thường sẽ gồm 1 server xử lý tất cả các tác vụ tại đó, được gọi là Monolithic Application. Đây là một cách đơn giản để phát triển phần mềm, nó giúp chúng ta dễ dàng quản lý tất cả mọi thứ vào một chỗ. Nhưng với những hệ thống triển khai theo cách này sẽ có khá nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành, điển hình: 

  • Khi 1 thành phần của hệ thống bị lỗi, rất có thể cả hệ thống sẽ không thể vận hành được

  • Muốn mở rộng hệ thống là 1 vấn đề nan giải

  • Khi hệ thống bị quá tải, phải nâng cấp server

Hệ thống Microservice ra đời để giải quyết các vấn đề trên. Thay vì gộp chung tất cả lại làm 1, chúng ta sẽ chia ứng dụng thành các phần nhỏ, mỗi phần đảm nhiệm một hoặc nhiều chức năng nhất định được gọi là service. 

Các service có thể hoạt động độc lập và liên kết với nhau thành một mạng lưới vận hành ứng dụng của bạn. Khi một service bị lỗi. Các service khác vẫn có thể hoạt động bình thường. Sơ đồ sau sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về sự khác nhau đó:

So sánh hệ thống Monolithic và Microservices

So sánh hệ thống MonolithicMicroservices

Ta có thể thấy hệ thống Microservices bên phải được cấu thành từ nhiều service khác nhau, ví dụ khi service Post bị lỗi, các service Customer, Order, Auth sẽ không bị ảnh hưởng và khách hàng và khách hàng vẫn có thể đặt hàng bình thường. Trong khi đó hệ thống Monolithic ở bên trái sẽ bị treo và khách hàng sẽ không thể truy cập được.

2. Ưu điểm của hệ thống Microservice?

Khi áp dụng Microservices bạn sẽ có những lợi ích tuyệt vời như: 

  • Hoạt động độc lập: Các service hoạt động độc lập với nhau, có thể trên nhiều server khác nhau nên khi một service bị chết, các service khác vẫn hoạt động và hệ thống có thể tiếp tục vận hành các chức năng khác

  • Bảo vệ source code: Chính vì chia nhỏ thành các service nên nhân viên ở dự án nào thì chỉ có thể biết biết được source code ở dự án đó

  • Dễ dàng quản lý và bảo trì: Đối với cấp độ service sẽ dễ dàng bảo trì cũng như sửa lỗi vì service thường sẽ thực hiện một vai trò nhất định

Dễ dàng mở rộng theo chiều ngang: Hệ thống sử dụng Microservice có khả năng scale theo chiều ngang rất tốt, nghĩa là bạn có thể triển khai hệ thống mà không cần lo lắng tương lai sẽ bị phình to và quá tải. Vì đơn giản chỉ cần thêm dần các service vào đó.

3. Khi nào thì nên áp dụng Microservices vào hệ thống của bạn?

Tuy nhiên hệ thống Microservice có những hạn chế của nó. Để triển khai tốt một hệ thống microservice, ta cần nhiều nguồn lực và chất lượng hơn. Chính vì dễ dàng mở rộng theo chiều ngang nên hệ thống microservice thường là các hệ thống lớn, do đó cần có người đủ khả năng để vận hành hệ thống như thế.

4. Kết luận

Để đánh giá khách quan thì việc phát triển phần mềm theo mô hình kiến trúc Microservices không hề đơn giản. Do đó, khi viết bài này chúng tôi cũng mong muốn bạn đọc có thể hiểu đơn giản nhất về Microservice. Đây cũng căn cứ, giúp các bạn có thể lựa chọn được phương án phát triển phù hợp cho dự án của bản thân.

Hiện tại ở Rabiloo chúng tôi đã và đang triển khai kiến trúc microservices cho các dự án của mình từ khá lâu. Chúng tôi tự hào là một công ty công nghệ đã và đang hợp tác với nhiều công ty trên thế giới: Nhật Bản, Mỹ, Pháp…Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hãy để chúng tôi giúp bạn tạo nên những sản phẩm IT thành công cho riêng mình. 

Nếu các bạn có nhu cầu phát triển website, trí tuệ nhân tạo, phát triển phần mềm… hay đơn thuần muốn thuê một đội nhóm các bạn kỹ sư giỏi chuyên môn tham gia vào dự án của mình, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống