Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Phát triển offshore / Kiến trúc Microservice giúp dự án cải thiện như thế nào?

Kiến trúc Microservice giúp dự án cải thiện như thế nào?

15/12/2023
01/12/2021
Kiến trúc Microservice giúp dự án cải thiện như thế nào?

Microservice hiện đang nhận được sự quan tâm đông đảo trong giới lập trình phần mềm. Trong kiến trúc Microservice, các dịch vụ được xử lý tốt và các giao thức rất nhẹ. Giúp ứng dụng dễ hiểu, dễ phát triển và vô cùng linh hoạt.

Kiến trúc Microservice là gì?

Kiến trúc Microservice (hay gọi tắt là Microservice) là một phong cách thiết kế phần mềm theo cách tập hợp các service nhỏ. 

Để hình dung rõ hơn, ví dụ, bạn đang phát triển một app thương mại điện tử. Vậy mỗi module như sản phẩm, đơn hàng, khách hàng,... là một dự án (service) riêng. 

Mỗi service trong kiến trúc Microservice đều tồn tại độc lập với nhau. Chúng có thể có cấu trúc khác nhau, sử dụng công nghệ khác nhau, có cơ sở dữ liệu (database) riêng. 

Một điểm cần lưu ý khi triển khai Kiến trúc Microservice là lập trình viên cần thống nhất trước cách mà những service trao đổi với nhau.

 

Mô tả kiến trúc Microservice

Các đặc trưng của kiến trúc Microservice

1. Vi mô (micro)

Cái tên đã thể hiện rõ tư tưởng của kiến trúc. Phần mềm được chia nhỏ thành các phần. Các phần này được tách biệt về cơ sở dữ liệu. Các phần được chia đủ nhỏ để khi thay đổi, sửa, xóa nó sẽ không làm ảnh hưởng tới những phần còn lại của phần mềm. 

2. Tính độc lập

Mỗi service là một dịch vụ tách biệt nhau trong hệ thống. Không liên quan tới các chức năng khác. Các service khác nhau có thể phát triển bởi các nhóm phát triển khác nhau, xây dựng trên nhiều hệ thống server khác nhau, viết bằng các ngôn ngữ khác nhau. Chúng hoàn toàn độc lập. Việc này giúp tăng tốc độ hoàn thiện sản phẩm vì không phải làm từng module theo thứ tự. 

3. Phòng chống lỗi

Kiến trúc microservice áp dụng phương pháp chia để trị. Từ đó việc chống lỗi, phòng chống lỗi, giám sát cũng dễ dàng hơn nhờ việc thay vì kiểm tra toàn bộ hệ thống, ta chỉ cần kiểm tra một hoặc một vài service nhỏ trong hệ thống. 

4. Tính chuyên biệt

Mỗi service là một dịch vụ riêng biệt, không ảnh hưởng tới những service khác. Nhờ vậy, khi một service bị lỗi, nó không ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống hay những service khác giống như kiến trúc dạng nguyên khối. 

Kiến trúc Microservice giúp cải thiện dự án như thế nào? 

Để hình dung rõ ràng hơn sự cải tiến của kiến trúc Microservice, hãy cùng so sánh Microservice và Monolithic (kiến trúc nguyên khối).

1. Kiến trúc nguyên khối 

Hầu hết dự án trước đây thường viết dưới dạng kiến trúc nguyên khối (Monolithic). Ngược lại với Microservice, với Monolithic, toàn bộ tính năng của phần mềm được đặt chung trong một dự án, dùng chung một ngôn ngữ lập trình, một cơ sở dữ liệu. Những module ảnh hưởng tới nhau và cần nhau mới có thể hoạt động một cách trơn tru. 

Không thể phủ nhận rằng phát triển ứng dụng dựa trên kiến trúc nguyên khối đơn giản, chặt chẽ, và dễ hiểu hơn. Các IDE (Integrated Development Environment) hỗ trợ tốt việc kiểm tra và chạy ứng dụng.

Nhưng hãy đặt ví dụ, bạn có một trang mạng xã hội giống như Facebook. Website của bạn có 2 module là upload ảnh và hiển thị quảng cáo. Khi lượng người dùng tăng lên khiến nhu cầu upload ảnh tăng lên. Bạn muốn mở rộng dự án (mở rộng cơ sở dữ liệu, hoặc bổ sung tính năng đăng tải nhiều hình ảnh một lúc) bạn phải động tới cả module hiển thị quảng cáo (vì nó chung một dự án). Sau khi chỉnh sửa xong, bạn phải deploy lại toàn bộ ứng dụng. Trong quá trình deploy chắc chắn hệ thống sẽ cần tạm ngừng hoạt động và có rủi ro.

Ngoài ra, vì chỉ được xây dựng trong một số công nghệ nhất định, các tính năng sẽ bị giới hạn trong phạm vi công nghệ đó.

So sánh Monolithic và Microservice

2. Kiến trúc Microservice

Microservice giải quyết được các vấn đề của cấu trúc nguyên khối. Với ví dụ được nêu ở phần trước về Website mạng xã hội, bạn chỉ cần nâng cấp dịch vụ upload ảnh mà không liên quan tới dịch vụ hiển thị quảng cáo. Nhờ đó việc lập trình sẽ nhẹ nhàng và tiết kiệm thời gian hơn.

Các Microservice khởi động nhanh giúp quá trình phát triển, kiểm thử cũng nhanh hơn.

Dễ dàng mở rộng và tích hợp với dịch vụ của các bên khác. Ví dụ như tính năng cho phép người dùng đăng nhập vào phần mềm của bạn bằng tài khoản Google, Facebook của họ.

Có thể bạn quan tâm: Cách tạo tính năng đăng nhập bằng mạng xã hội cho website nhanh nhất.

Khi bắt gặp lỗi ở một thành phần trong toàn bộ hệ thống, chỉ cần sửa lỗi ở riêng service đó, không cần triển khai lại toàn bộ. Giúp hệ thống vẫn có thể chạy trong thời gian nâng cấp, tránh ảnh hưởng tới khách hàng. 

Tuy nhiên Microservice cũng có những nhược điểm riêng: 

  • Việc triển khai hệ thống phức tạp hơn vì phải triển khai riêng biệt từng service

  • Các service vẫn cần giao tiếp với nhau qua môi trường internet. Vì vậy nó có độ trễ cao hơn so với kiến trúc nguyên khối. 

  • Kích cỡ của microservice cũng quan trọng. Nếu không thiết kế cẩn thận thì chính microservice cũng trở thành một kiến trúc nguyên khối. 

  • Khi có quá nhiều service, việc quản lý service cũng trở nên khó khăn. 

Kết luận

Để hiểu được về Microservice, bạn chỉ cần đọc hết bài viết này. Nhưng để phát triển một phần mềm theo kiến trúc microservice sẽ không còn là vấn đề đơn giản. Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty công nghệ để hợp tác phát triển dự án theo phong cách Microservice, hãy tìm tới chuyên gia như Rabiloo. 

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống