Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / Hiệu quả của việc áp dụng Code Push trong lập trình ứng dụng di động.

Hiệu quả của việc áp dụng Code Push trong lập trình ứng dụng di động.

15/12/2023
24/10/2021
Hiệu quả của việc áp dụng Code Push trong lập trình ứng dụng di động.

Một ngày đẹp trời, bạn mở ứng dụng mình vẫn hay sử dụng và “Wow! Sao giao diện lại khác thế này, chức năng mới này từ đâu ra? Được thêm vào khi nào vậy?”. Trong khi bạn không hề cập nhật ứng dụng trên Google Play hay App store. Nếu là một người không chuyên sâu về kỹ thuật, bạn có thắc mắc liệu “họ" làm được như vậy bằng  cách nào không?

Với Code Push, chúng ta dễ dàng thực hiện điều đó . Để tìm hiểu kỹ hơn về tính năng này, hãy dành ít phút để đọc bài viết dưới đây của chúng tôi. Chắc chắn bạn sẽ thấy rất thú vị!

1. Hiểu đúng và đủ về Code Push

Code push

 

Được Microsoft giới thiệu như một tính năng của App Center Build, Code-Push cho phép nhà phát triển ứng dụng di động sử dụng React Native framework (hoặc Cordova) để dễ dàng cập nhật ứng dụng ngay lập tức mà không cần thông qua CH Play (Google Play store) và App Store.

2. Tại sao nên tích hợp CodePush càng sớm càng tốt?

2.1 Không bị phụ thuộc vào Store để cập nhật ứng dụng sử dụng react native framework

Với phương thức truyền thống, mỗi khi có một bản cập nhật mới, bạn sẽ phải đẩy bản cập nhật thông qua Google Play Console (Android) và Appstore connect (iOS). Điều này sẽ mất đến vài giờ, đôi khi là vài ngày để nhân viên của những nền tảng này kiểm tra, xem xét xem trong bản cập nhật này có gì bất thường không. Nếu được phê duyệt, ứng dụng sẽ được cập nhật lên store, lúc đó App sẽ được cập nhật đến người dùng.

Tuy nhiên, sau khi đã dồn nhiều tâm huyết để nâng cấp những tính năng mới, sửa những lỗi quan trọng, nâng cao hiệu năng và vất vả đẩy app lên Store. Liệu phiên bản mới nhất đó đã được cập nhật trên thiết bị của người dùng chưa?

Câu trả lời là “có thể". Nếu users tắt chế độ tự động cập nhật thông qua store, vậy để những bản cập nhật này đến được với họ, nhà sản xuất chỉ còn cách trông chờ vào “may mắn" mà thôi.

Đó là lý do vì sao bạn cần tích hợp Code Push ngay bây giờ. Với Code-Push, mỗi lần người dùng mở app, hệ thống sẽ kiểm tra xem có bản cập nhật nào mới nhất không. Nếu có, CodePush sẽ tải về và cập nhật vào ứng dụng trên thiết bị của người dùng. Sau đó, hệ thống sẽ khởi động lại ứng dụng để kích hoạt bản mới nhất vừa tải về. Mọi quy trình đều tự động. 

Bên cạnh đó, Code Push cũng hỗ trợ phương pháp cập nhật thủ công. Ứng dụng chỉ cần một button hoặc menu. Qua đó, người dùng có thể chủ động kiểm tra xem có bản cập nhật nào mới không bằng cách click vào để tải về và khởi chạy lại.

Thật tiện lợi phải không nào?

2.2 Thời gian triển khai tính năng mới trong ứng dụng được rút ngắn.

Một điều khiến Code Push thật sự hữu ích với nhà phát triển, đó là toàn bộ quy trình trên được thực hiện chỉ trong vòng chưa đầy 30 giây. Điều này giúp bạn mang lại nhiều trải nghiệm giá trị hơn cho người dùng thông qua những hoạt động sáng tạo không giới hạn.

2.3 Dễ dàng triển khai ngay lập tức những bản cập nhật sửa lỗi trong ứng dụng tới người dùng

Không có hệ thống nào là hoàn hảo, bạn không thể đảm bảo được ứng dụng của mình sẽ không có lỗi khi sử dụng. Nhưng mỗi khi hoàn thiện được một phiên bản tốt hơn, nhà phát triển lại phải chờ đến vài ngày để Store duyệt. Thậm chí ngay cả khi ứng dụng đã được cập nhật lên Store cũng cần trải qua thêm một bước update thủ công từ người dùng. Quy trình này đã gây ra cản trở lớn trong việc tối ưu hóa chất lượng sản phẩm và lợi ích của người dùng.

Điều khó khăn này lại được Code-Push hỗ trợ giải quyết rất đơn giản và dễ dàng.

Mỗi dự án tại Rabiloo, trước khi bàn giao cho khách hàng, đều phải được thực hiện testing để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng, không có một sản phẩm nào là hoàn hảo ngay từ đầu, mọi ứng dụng đều cần liên tục được cải thiện bằng tất cả nỗ lực của người sản xuất.

Vậy nên, Codepush vẫn vô cùng cần thiết để đảm bảo một ứng dụng khi được sử dụng sẽ không xuất hiện những phát sinh ngoài mong muốn.

2.4 Bản mới cập nhật có vấn đề? Hãy rollback

Bạn đang rất hào hứng khi vừa đẩy một bản cập nhật với rất nhiều tính năng và những điều tuyệt vời muốn dành cho người dùng. Nhưng ngay sau đó bạn phát hiện ra một lỗi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm của họ.

 

Theo phương thức truyền thống, nếu cập nhật thêm một bản mới, phải mất nhiều ngày ứng dụng mới đến được thiết bị của người dùng. Đồng nghĩa với việc người dùng của bạn phải sử dụng một phiên bản lỗi trong nhiều ngày tiếp theo. Bạn đang cảm thấy thật sự bế tắc với quy trình rắc rối này?

Đừng lo, Code-Push ở đây để giúp bạn. CodePush hỗ trợ việc rollback về bất kỳ phiên bản nào trước đó nếu như bản cập nhật mới có vấn đề.

2.5 Dễ dàng triển khai A/B testing.

Bạn đã từng nghe nói về A/B testing chưa? Có thể mọi người chưa được nghe nhiều về khái niệm này, nhưng chắc hẳn đã từng bắt gặp cùng một ứng dụng, nhưng trên máy của mình hiển thị kiểu A, trên máy của bạn mình lại hiển thị giao diện kiểu B. Đó chính là A/B testing.

Code-Push hỗ trợ rất tuyệt vời cho điều này. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát số lượng người dùng được cập nhật sang version A, số lượng người dùng được cập nhật sang version B. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng đo lường và so sánh trải nghiệm của người dùng khi sử dụng những phiên bản khác nhau. Từ đó, bạn cũng dễ dàng đưa ra phương hướng tối ưu app của mình sao cho phù hợp hơn với người sử dụng. Điều này góp phần đem lại sự thành công cho nhà sản xuất.

Tổng kết

Code-Push là một công cụ tuyệt vời, giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển và triển khai ứng dụng sử dụng React Native framework.

Tại Rabiloo, chúng tôi đã tích hợp Code Push vào những dự án đầu tiên để góp phần đem đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm tốt nhất. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với đội ngũ tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp của Rabiloo để được giải đáp.

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống