Share

Quay lại
Trang chủ / Kiến thức / Công nghệ và xu hướng / 5 “Bí quyết” kiểm thử website thành công

5 “Bí quyết” kiểm thử website thành công

15/12/2023
22/10/2021
5 “Bí quyết” kiểm thử website thành công

Kiểm thử website là gì?

Kiểm thử website là một hoạt động năm trong quy trình kiểm thử phần mềm. Nghiệp vụ này tập trung vào việc kiểm tra chất lượng các ứng dụng web. 

Website cần được kiểm thử trước khi đi vào hoạt động, điều này sẽ giải quyết các vấn đề trong trang web trước khi người dùng sử dụng. Ví dụ như vấn đề về chức năng, bảo mật, dịch vụ web, tích hợp và khả năng chịu tải. 

Trong quá trình kiểm thử website, hãy cố gắng phát hiện ra lỗi có thể xảy ra trong hệ thống để giải quyết kịp thời.    

Vậy cách test website như thế nào để không bỏ sót bất kỳ lỗi nào? Cùng đọc tiếp phần 2 của bài viết. 

Kiểm thử website quan trọng khi xây dựng website

Kiểm thử website quan trọng khi xây dựng website

Các loại kiểm thử cần thực hiện khi xây dựng website

Để không bỏ sót bất kỳ một lỗi nào trong quá trình kiểm thử, hãy áp dụng các loại kiểm thử sau đây.

Kiểm thử chức năng - Functionality Testing

Kiểm thử chức năng là một bước trong quy trình kiểm tra chất lượng website. 

Kiểm thử chức năng là loại kiểm thử hộp đen bởi mã nguồn của ứng dụng không được xem xét trong khi kiểm thử. Các chức năng sẽ được kiểm tra thông qua việc nhập giá trị đầu vào và đánh giá kết quả đầu ra mà không cần quan tâm cấu trúc hay cài đặt bên trong của ứng dụng.

Mục đích của việc kiểm thử này là kiểm tra từng chức năng của ứng dụng. Qua đó kiểm tra những yêu cầu chức năng được đề xuất trước đó có đạt hay không. 

Làm tốt loại kiểm thử này, bạn sẽ tránh được những việc kiểm thử dư thừa các chức năng không cần thiết. Ngoài ra nó còn giúp ngăn chặn nhiều lỗi xuất hiện cùng một thời điểm. 

Kiểm thử chức năng này bao gồm:

Kiểm thử liên kết:

  • Internal links - Liên kết nội bộ

Liên kết này trỏ đến các trang của cùng một website. Việc test này đảm bảo rằng các liên kết nội bộ được link tới đúng với các trang dự kiến của website.

Ví dụ: Liên kết từ các trang thành phần đến “trang chủ”, từ trang chủ đến trang “Sản phẩm”, trang “Liên hệ”,...

  • External links - Liên kết ngoài: 

Liên kết này trỏ đến các trang của web khác. kiểm thử này cũng đảm bảo rằng các liên kết nội bộ được liên kết đúng với các trang web bên ngoài.

Ví dụ: Link facebook, link youtube, link instagram,...

  •  Email links - Liên kết email: 

Đảm bảo rằng nếu người dùng nhấp vào liên kết email thì ứng dụng email mặc định sẽ được mở và địa chỉ nhập vào có thể được điền trước.

  • Broken links - Liên kết gãy: 

Các liên kết này không được link với bất kỳ trang nào trong số các trang nội bộ hoặc các trang bên ngoài của website. Liên kết như vậy được tạo ra với lỗi chính tả trong URL liên kết, trang được liên kết bị xóa hoặc không còn tồn tại. 

Kiểm thử form web:

Các form web thường được sử dụng nhiều nhất trong website. Do đó, nó là một phần quan trọng nhất trong kiểm thử website.

Kiểm thử form web bao gồm:

  • Kiểm tra logic validation cho từng field.

  • Kiểm tra tất cả các field bắt buộc.

  • Kiểm tra nếu người dùng không nhập vào một field bắt buộc cần hiển thị một thông báo lỗi.

  • Kiểm tra các trường mật khẩu không hiển thị nội dung mật khẩu.

  • Kiểm tra  các giá trị đầu vào không hợp lệ của từng field.

  • Validation phản hồi của một form submit.

  • Kiểm tra những giá trị mặc định của field.

  • Kiểm tra các field tính toán có đúng không.

Kiểm thử session và quản lý cookie:

Cookie là tập tin chứa thông tin hệ thống của người dùng, các tệp này được lưu ở vị trí mong muốn và được sử dụng bởi các trình duyệt. Các session đăng nhập, thông tin được lưu lại trong cookie (như session) và có thể được truy xuất cho các website.

Người dùng có thể kích hoạt hoặc vô hiệu Cookies trong các tùy chọn trình duyệt. Việc kiểm thử sẽ kiểm tra xem cookie có được lưu trữ trong máy của họ ở định dạng mã hóa hay không.

Kiểm thử session và quản lý cookie bao gồm:

  • Kiểm tra hoạt động trang web khi vô hiệu cookies .

  • Kiểm tra trang web bằng cách làm hỏng các cookies.

  • Kiểm tra hành vi của website sau khi xóa tất cả cookie trên website.

  • Kiểm tra cookie có hoạt động trên nhiều duyệt khác nhau hay không.

  • Kiểm tra cookie cho đăng nhập xác thực có hoạt động hay không.

  • Kiểm tra hành vi của ứng dụng sau khi xóa cookie (session) bằng cách xóa bộ nhớ cache hoặc sau khi cookie hết hạn.

  • Kiểm tra đăng nhập vào ứng dụng sau khi xóa cookie (session).

Có thể bạn quan tâm: Cookies là gì? Cách hạn chế lỗi bảo mật với Cookies

Kiểm thử hiệu năng - Performance Testing

Kiểm thử hiệu năng là 1 loại kiểm thử phần mềm tập trung vào việc kiểm tra hoạt động của hệ thống với các trường hợp truy cập đặc thù.

Trong hoạt động này, bạn cần kiểm tra tần suất và lượt tải của website. Bao gồm:

  • Kiểm tra thời gian phản hồi đối với các tốc độ kết nối riêng

  • Kiểm tra xem web có thể xử lý nhiều yêu cầu trong cùng một thời điểm hay không

  • Kiểm tra khả năng hoạt động của web trong thời điểm có lượt truy cập cao

  • Kiểm tra dữ liệu đầu vào lớn từ người sử dụng

  • Kiểm tra hành vi của trang web khi được kết nối với cơ sở dữ liệu

Kiểm thử khả năng sử dụng trang web - Usability Testing

Kiểm tra khả năng sử dụng là một kỹ thuật kiểm tra hộp đen, được thực hiện với quan điểm của người dùng. Đây là một kỹ thuật được triển khai trong thiết kế tương tác tập trung vào người dùng để đánh giá một sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách thử nghiệm nó với người dùng đại diện.

Khả năng sử dụng là điều kiện quan trọng và cần thiết nhất cho sự sống còn của website. Nếu trang web khó sử dụng thì người dùng sẽ không sử dụng nữa. Nếu nội dung trang hoặc chi tiết khó đọc hoặc hiểu thì người xem cũng sẽ rời khỏi trang. 

Vì vậy, kiểm tra khả năng sử dụng đóng một vai trò quan trọng trong đó đánh giá giao diện người dùng dễ sử dụng như thế nào.

Dưới đây là 1 số kịch bản kiểm thử mẫu cho kiểm thử khả năng sử dụng:

  • Nội dung phải đầy đủ thông tin, có cấu trúc và được liên kết một cách logic để người dùng có thể hiểu một cách dễ dàng.

  • Các điều khiển trang phải dễ dàng cho người dùng điều hướng.

  • Phải có các tài liệu Trợ giúp & Hướng dẫn được tải lên.

  • Nên có tính năng Tìm kiếm để thuận tiện cho người dùng cuối.

  • Truy cập vào/ từ menu chính đến tất cả các trang nên có.

  • Nội dung phải được xác minh xem có bất kỳ lỗi chính tả nào không.

  • Phải tuân theo các nguyên tắc đã xác định trong tài liệu: màu nền, hình mẫu, kiểu, phông chữ, vị trí hình ảnh, khung, đường viền,...

  • Trang web nên tương thích với tính năng dịch vì thực tế là nó có thể được truy cập bởi người dùng từ các quốc gia khác nhau với các ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ khác nhau,...

Kiểm thử khả năng tương thích - Compatibility Testing    

Kiểm thử tương thích đảm bảo rằng “ứng dụng web có hiển thị đúng trên các thiết bị khác nhau không?”. Điều này bao gồm:

  • Kiểm tra trang web trong các trình duyệt khác nhau (IE, Firefox, Chrome, Safari và Opera) và đảm bảo trang web hiển thị chính xác.

  • Kiểm tra phiên bản HTML đang được sử dụng tương thích với các phiên bản trình duyệt khác nhau hay không.

  • Kiểm tra hình ảnh có hiển thị đầy đủ trong các trình duyệt khác nhau không.

  • Kiểm tra phông chữ  trong các trình duyệt khác nhau.

  • Kiểm tra mã javascript có thể sử dụng được trong các trình duyệt khác nhau.

  • Kiểm tra GIF động trên các trình duyệt khác nhau.

Kiểm thử bảo mật - Security Testing

Bảo mật website là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ website nào. Khâu này nhằm đảm bảo rằng không có bất kỳ rò rỉ thông tin nào về mã hóa dữ liệu của website. Các hoạt động cần thực hiện là:

  • Kiểm tra truy cập trái phép vào các trang an toàn, nếu người dùng thay đổi từ “https” sang “http” thì thông báo thích hợp sẽ được hiển thị và ngược lại.

  • Kiểm tra việc truy cập các trang liên kết nội bộ, nếu đăng nhập được yêu cầu thì người dùng nên được chuyển hướng đến trang đăng nhập hoặc thông báo thích hợp sẽ được hiển thị.

  • Các thông tin liên quan đến giao dịch, thông báo lỗi, cố gắng đăng nhập nên được ghi vào file log.

  • Kiểm tra các tệp tin có bị hạn chế tải xuống hay không.

  • Kiểm tra các thư mục web hoặc tập tin web có thể truy cập được không. Trừ khi thư mục hoặc tập tin không được cấu hình để tải xuống.

  • Kiểm tra CAPTCHA đã được thêm vào và hoạt động bình thường cho đăng nhập để tự động ngăn chặn các đăng nhập giả hay chưa.

  • Kiểm tra việc cố truy cập thông tin bằng cách thay đổi tham số trong chuỗi truy vấn. 

Ví dụ: nếu bạn đang chỉnh sửa thông tin và trên URL bạn thấy UserID = 1, hãy thử thay đổi các giá trị tham số này và kiểm tra xem ứng dụng có cung cấp thông tin người dùng khác không. Nên từ chối hiển thị cho trường hợp này để ngăn chặn việc xem thông tin người dùng khác.

  • Kiểm tra session hết hạn sau thời gian được xác định nếu người dùng không thao tác trên website.

  •  Kiểm tra user/password không hợp lệ.

Kết luận

Như vậy, kiểm thử website là nghiệp vụ rất quan trọng trong quá trình thiết kế và phát triển website. Một công ty thiết kế website chuyên nghiệp cần phải có quy trình test chi tiết, đầy đủ. Như vậy mới đảm bảo sản phẩm của mình ít phát sinh lỗi trong quá trình vận hành. 

Công ty Rabiloo Co., LTD chúng tôi tự hào là đơn vị có quy trình thiết kế và test website chuyên nghiệp với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những doanh nghiệp muốn làm web chất lượng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

 

Share


Cập nhật bài viết mới nhất từ chuyên gia

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Tìm kiếm
Tags
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay
24/11/2023
21/12/2023
Website là gì? Khái niệm, cấu tạo, phân loại các Website hiện nay

Gặp gỡ và lắng nghe

Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống
Không được để trống